Trường cao đẳng Du lịch Hà Nội

  • vn
  • en
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Quy chế tổ chức
    • Cơ cấu tổ chức
    • Tổ chức đoàn thể
    • Nội quy lao động
    • Kỷ niệm 45 năm
    • Kỷ niệm 50 năm
  • Tuyển sinh
    • Thông tin tuyển sinh
    • Cao đẳng chính quy
    • Trung cấp chuyên nghiệp
    • CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HỆ SONG BẰNG 9 +
    • Đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn
  • Đào tạo
    • Các trình độ đào tạo
    • Chương trình đào tạo
    • Lịch giảng dạy
  • Học sinh-Sinh viên
    • CỔNG THÔNG TIN HSSV
    • Thông tin
    • Hoạt động
    • Việc làm sau tốt nghiệp
    • Việc làm thời vụ
  • Nghiên cứu Khoa học
    • Năng lực
    • Danh mục công trình
    • Nghiên cứu trao đổi
  • Hợp tác-Liên kết
    • Hợp tác trong nước
    • Hợp tác quốc tế
    • Liên kết tuyển sinh
  • nội bộ
    • Tin tức
    • Lịch công tác tuần
    • Form mẫu văn bản
  • Thư viện số
    • 1. HTC DIGITAL LIBRARY
    • 2. HTC DIGITAL LIBRARY
  • Kỷ niệm trường
Trường Du lịch Trường Du lịch Trường Du lịch Trường Du lịch Trường Du lịch
    Bố cục trang chuyên mục   Bố cục riêng cho tin này Home Biên tập  Quản trị  Logout 
 

Chuyên mục ⁄

  • Giới thiệu chung
    • Quy chế tổ chức
    • Cơ cấu tổ chức
    • Tổ chức đoàn thể
    • Nội quy lao động
  • Tuyển sinh
    • Thông tin tuyển sinh
    • Cao đẳng chính quy
    • Trung cấp chuyên nghiệp
    • CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HỆ SONG BẰNG 9 +
    • Đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn
  • Đào tạo
    • Giới thiệu các hệ đào tạo
    • Chương trình đào tạo
    • Lịch giảng dạy
  • Học sinh - Sinh viên
    • CỔNG THÔNG TIN HSSV
    • Thông tin
    • Hoạt động
    • Việc làm sau tốt nghiệp
    • Việc làm thời vụ
  • Nghiên cứu khoa học
    • Năng lực
    • Danh mục công trình
    • Nghiên cứu trao đổi
  • Hợp tác - Liên kết
    • Hợp tác trong nước
    • Hợp tác quốc tế
    • Liên kết tuyển sinh
  • Quản lý nội bộ
    • Tin tức
    • Lịch công tác tuần
    • Văn phòng trực tuyến
    • Form mẫu văn bản
  • Tin tức xã hội
    • Tin ngành du lịch
    • Tin trong nước
    • Tin quốc tế
  • Thư viện ảnh

 
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI /
Định hướng trong xây dựng và khai thác mạng lưới cựu học sinh, sinh viên tại Khoa Quản trị Lữ hành, Hướng dẫn
05/12/2022


          Tóm tắt: Cựu HSSV là một nguồn lực đặc biệt, giúp cơ sở đào tạo hoàn thiện chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng tiếp cận nhu cầu xã hội, đồng thời là cầu nối giữa cơ sở đào tạo với xã hội, với các doanh nghiệp - người sử dụng lao động… Đào tạo nghề lữ hành, hướng dẫn là một lĩnh vực mang nhiều đặc thù trong ngành Du lịch, đòi hỏi cách truyền đạt kiến thức, kỹ năng… phải có những yêu cầu riêng. Bài viết này tập trung làm rõ định hướng xây dựng và khai thác mạng lưới cựu HSSV nhằm giúp Nhà trường và Khoa đào tạo đội ngũ nhân lực lĩnh vực lữ hành, hướng dẫn có kiến thức, kỹ năng và năng lực đáp ứng được yêu cầu của các vị trí việc làm cụ thể tại các doanh nghiệp lữ hành.

Từ khóa: Cựu HSSV; nguồn lực cựu HSSV; mạng lưới cựu HSSV, nâng cao chất lượng đào tạo, gắn kết

          1.Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây, ngành Du lịch nói chung, lĩnh vực lữ hành, hướng dẫn nói riêng đã trở thành một trong những ngành học được yêu thích nhất trong xu hướng đăng ký nguyện vọng tuyển sinh của các thí sinh. Đặc biệt, khi Việt Nam đã vượt qua hàng loạt quốc gia nổi tiếng trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan… và được Giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards) đã vinh danh là “Điểm đến hàng đầu châu Á” (Asia’s Leading Destination) năm 2021. Đây cũng là danh hiệu mà chúng ta từng đạt được vào các năm 2018 và 2019.

          Sau những năm đóng băng do tác động của đại dịch Covid-19, du lịch Việt Nam đang có sự phục hồi mạnh mẽ. Chiều 15.3.2022, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh công bố: “Việt Nam chính thức mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới”. Cùng ngày, Chính phủ thông báo khôi phục các biện pháp, thủ tục về xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài và người VN định cư ở nước ngoài như trước khi áp dụng các biện pháp hạn chế nhằm phòng, chống dịch Covid-19. Hai tháng sau, Việt Nam tạm dừng yêu cầu xét nghiệm SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh, mở cửa tối đa du lịch - điều mà chưa một quốc gia nào trong khu vực làm được vào giai đoạn đó.

 Ban Hỗ trợ chính sách APEC (PSU) tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch lần thứ 11 (TMM11) Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương chính thức xác nhận: Việt Nam là nền kinh tế duy nhất trong 21 nền kinh tế APEC không đưa ra hạn chế nào về đi lại, không yêu cầu chứng nhận Covid-19, không yêu cầu xét nghiệm Covid-19, không yêu cầu cách ly. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp VN trở thành một trong những điểm đến được du khách nước ngoài quan tâm nhất sau đại dịch.

          Sự phục hồi ấn tượng của Du lịch Việt Nam đã đặt ra những yêu cầu ngày càng cao về nhu cầu nguồn nhân lực du lịch cả về số lượng và chất lượng, là một thuận lợi nhưng cũng đặt ra những áp lực cho các cơ sở đào tạo du lịch.

Trong bối cảnh đó, thực hiện chỉ đạo của Ban Giám hiệu, Khoa Quản trị lữ hành, hướng dẫn đã có những giải pháp đa dạng nhằm xây dựng và khai thác nguồn lực cựu HSSV nhằm phục vụ công tác đào tạo nghề lữ hành, hướng dẫn.

          Cựu HSSV là những người đã có quá trình học tập tại Khoa, đã có quá trình công tác và đạt được thành công ở nhiều lĩnh vực khác nhau của ngành Du lịch. Hiện nay, nhiều cựu HSSV của Khoa đã trưởng thành, trở thành những hướng dẫn viên du lịch, cán bộ điều hành và giám đốc chi nhánh, giám đốc doanh nghiệp lữ hành, chủ đầu tư các khu du lịch… trong đó có nhiều hướng dẫn viên du lịch 4*, 5* tại các doanh nghiệp lớn như Vietravel, Saigontourist, BenThanh Tourist, Hanoitourist…, nhiều người là giảng viên tại các cơ sở đào tạo du lịch bậc cao đẳng, đại học. Nhiều cựu HSSV với những kiến thức, kỹ năng, năng lực, phương pháp và kinh nghiệm làm việc với các đối tác nước ngoài, là các chuyên gia lý tưởng cho việc truyền thụ năng lực nghề nghiệp lữ hành, hướng dẫn cho HSSV. Khoa luôn coi những cựu HSSV là niềm tự hào của nhà trường và Khoa, là thành viên quan trọng, là đồng chủ nhân của mái trường chung, và sự phát triển của nhà trường và Khoa trong tương lai rất cần sự đóng góp của nguồn lực cựu HSSV.

 

        

Toàn cảnh buổi họp mặt cựu CBGV, HSSV khoa Quản trị lữ hành, hướng dẫn

 

          2. Những lợi ích của Nhà trường và Khoa trong việc khai thác nguồn lực cựu học sinh, sinh viên

Việc khai thác nguồn lực cựu HSSV giúp Nhà trường và Khoa đạt được nhiều lợi ích trong công tác đào tạo trong lĩnh vực lữ hành, hướng dẫn:

          - Thứ nhất: Quảng bá cho hình ảnh của Nhà trường và Khoa.

Các cựu HSSV là những “đại sứ” của Nhà trường và Khoa đối với các doanh nghiệp du lịch, đối với xã hội. Chính năng lực và uy tín của các cựu HSSV thành đạt là phương thức quảng bá hiệu quả, sinh động nhất cho chất lượng đào tạo, cho hình ảnh và vị thế của Nhà trường và Khoa.

          - Thứ hai: Hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo.

Các cựu HSSV là những người đã học tập tại trường, nên họ hiểu rõ về chương trình đào tạo của Nhà trường và Khoa. Qua quá trình công tác, qua những trải nghiệm trong công việc tại các doanh nghiệp du lịch và tham gia kinh doanh lữ hành, tham gia công việc hướng dẫn du lịch họ sẽ thấy được yêu cầu thực tiễn của nghề nghiệp. Qua đó họ có thể có những so sánh, đối chiếu để góp ý cho Khoa những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân, những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện… giúp Khoa xác định đúng các vị trí việc làm, xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo, giáo trình… ngày càng hoàn thiện, bám sát và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, của xã hội về nhân lực lĩnh vực lữ hành, hướng dẫn.

          - Thứ ba: Hoàn thiện phương pháp giảng dạy.

Lĩnh vực lữ hành, hướng dẫn là một lĩnh vực mang nhiều đặc thù trong ngành Du lịch, đòi hỏi cách truyền đạt kiến thức, kỹ năng… phải có những yêu cầu riêng. Giảng dạy lữ hành, hướng dẫn và nhất là dạy thực hành cần có kỹ năng sư phạm kết hợp với kiến thức, phương pháp nghiệp vụ đặc thù của hoạt động lữ hành hướng dẫn trong thực tiễn tại các doanh nghiệp lữ hành. Qua trải nghiệm công việc thực tế các cựu HSSV sẽ đúc rút được những kinh nghiệm, sẽ tìm ra được những phương pháp mang tính “cầm tay chỉ việc” rất hiệu quả trong đào tạo theo hướng tác nghiệp. Đây là những bổ sung thiết thực để phương pháp giảng dạy của Khoa ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu của công việc của từng vị trí việc làm trong lĩnh vực lữ hành, hướng dẫn.  

          - Thứ tư: Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị giảng dạy.

          Đào tạo lĩnh vực lữ hành, hướng dẫn đặt ra những yêu cầu về phòng học, về trang thiết bị giảng dạy, đặc biệt là các phần mềm quản lý doanh nghiệp lữ hành, những trang bị của hướng dẫn viên du lịch, nhất là những loại hình du lịch đặc thù. Những kinh nghiệm và yêu cầu thực tiễn từ công việc của các cựu HSSV sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho Nhà trường và Khoa trong việc hoàn thiện cơ sở vật chất, đặc biệt là xây dựng phòng thực hành lữ hành, hướng dẫn, mua sắm thiết bị dạy học và tổ chức sự kiện.

          - Thứ năm: Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá trong giảng dạy.

          Nhiều cựu HSSV chính là các chuyên gia có kinh nghiệm trong kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch, đồng thời họ cũng đã trải qua các vị trí và đảm nhận công tác đào tạo nhân viên của doanh nghiệp lữ hành. Nhiều doanh nghiệp lữ hành lớn có quy trình tiêu chuẩn và đào tạo nhân viên khá bài bản với những yêu cầu rất khắt khe. Việc hợp tác với các chuyên gia - cựu HSSV giúp Nhà trường và Khoa có được hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá trong đào tạo một cách hiệu quả.

- Thứ sáu: Xây dựng phương thức dạy học bằng tình huống.

Lĩnh vực lữ hành, hướng dẫn đòi hỏi các tình huống dạy học phải được cập nhật theo địa bàn, tuyến du lịch, theo mùa… Các cựu HSSV có những kinh nghiệm hết sức phong phú đa dạng và cập nhật về các tình huống cụ thể, đây chính là những ngân hàng dữ liệu cho việc xây dựng phương thức dạy học bằng tình huống.

- Thứ bảy: Hình thành mô hình đào tạo ứng dụng nghề nghiệp lĩnh vực lữ hành, hướng dẫn.

Phương châm của Khoa là đào tạo đội ngũ nhân lực theo hướng ứng dụng, học tập phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Mô hình đào tạo gắn kết với thực tiễn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HSSV bằng việc gắn chặt mối quan hệ giữa Nhà trường và doanh nghiệp lữ hành. Các cựu HSSV chính là những cầu nối hết sức hiệu quả giữa Nhà trường và doanh nghiệp để triển khai mô hình đào tạo ứng dụng nghề nghiệp.

- Thứ tám: Thực hiện xã hội hóa trong đào tạo.

Nhiều cựu HSSV là những người có quá trình học tập, có những tình cảm tốt đẹp về Nhà trường, về thầy cô… nên luôn hướng về Nhà trường và Khoa, luôn mong muốn được hợp tác, được đóng góp cho sự phát triển của Nhà trường trong tương lai. Họ đang là những doanh nghiệp thành đạt, có mong muốn và sẵn sàng hỗ trợ Nhà trường và Khoa về tiếp nhận sinh viên thực tập; tạo điều kiện việc làm cho HSSV mới tốt nghiệp của Nhà trường; hỗ trợ kinh phí (cấp học bổng, tài trợ cho các hoạt động của HSSV)… hay liên kết giữa doanh nghiệp với Nhà trường và Khoa trong đào tạo.

Cựu SV Trần Mạnh Đạt - Lớp C9G2, HDV du lịch  Saigontourist phát biểu tại buổi họp mặt cựu CBGV, cựu HSSV

 

3. Một số giải pháp trong xây dựng và khai thác mạng lưới cựu học sinh, sinh viên

Với quan điểm nhất quán về tầm quan trọng của đội ngũ cựu HSSV trong công tác đào tạo lĩnh vực lữ hành, hướng dẫn, Nhà trường và Khoa đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau nhằm xây dựng và khai thác mạng lưới cựu HSSV, bao gồm:

- Thứ nhất: Nhất quán chủ trương đẩy mạnh hợp tác với các cựu HSSV.

Đảng ủy, Ban Giám hiệu, tập thể lãnh đạo Nhà trường và Khoa luôn thấm nhuần và xây dựng chủ trương đẩy mạnh hợp tác giữa Nhà trường với các cựu HSSV, coi đây là một nguồn lực quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, đưa chuẩn đầu ra của quá trình đào tạo đáp ứng được các yêu cầu của các doanh nghiệp lữ hành. Chủ trương này đã được hình thành, thống nhất và triển khai qua các hoạt động hợp tác cụ thể giữa Nhà trường với cựu HSSV.

- Thứ hai: Nâng cao nhận thức của Nhà trường, của đội ngũ cán bộ giáo viên về vai trò của hoạt động hợp tác với các cựu HSSV.

Chủ trương của Nhà trường đã được quán triệt tới toàn thể cán bộ giảng viên trong toàn trường, qua đó hình thành nhận thức và tư duy về hợp tác với cựu HSSV để họ có những hiểu biết một cách có hệ thống về mối hợp tác này. Qua đó, đội ngũ cán bộ giảng viên thấy được lợi ích và những giá trị tinh thần, những tình cảm thiêng liêng mà Nhà trường, Khoa và bản thân có được nên đã chủ động tham gia các hoạt động hợp tác với cựu HSSV.

Lãnh đạo Nhà trường, cán bộ giảng viên và đặc biệt là giảng viên của Khoa đã có các hoạt động tương tác với cựu HSSV, từ đó để có sự gắn kết, có các hoạt động thiết thực và cụ thể để hoạt động hợp tác với cựu HSSV đi vào công việc chuyên môn một cách thường xuyên.

- Thứ ba: Xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình hợp tác với cựu HSSV.

Việc hợp tác với cựu HSSV không chỉ là một hoạt động ngẫu hứng hay mang tính nhất thời tại một thời điểm cụ thể. Việc hợp tác cần có quá trình lâu dài mới phát huy được tác dụng, hơn nữa để mối quan hệ này được hiệu quả và bền vững cần có lộ trình khoa học với việc xây dựng, ban hành và thực thi chiến lược, kế hoạch, được thực hiện qua các chương trình hành động cụ thể.

- Thứ tư: Xây dựng mạng lưới liên kết các cựu HSSV.

Đội ngũ cán bộ giảng viên đã xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với nhiều thế hệ HSSV, thậm chí hiểu rõ về môi trường làm việc và năng lực chuyên môn của từng cựu HSSV. Đây là cơ sở thuận lợi để tạo nên sự kết nối giữa Nhà trường và Khoa với cựu HSSV.

Nhà trường đã tổ chức các sự kiện giao lưu, gặp gỡ giữa các thế hệ cựu cán bộ, giảng viên và HSSV, qua đó tạo nên cơ hội gặp gỡ, gắn kết để hình thành câu lạc bộ cựu HSSV nghề lữ hành, hướng dẫn. Các cựu HSSV đang công tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau của ngành Du lịch, đây là cơ hội để hình thành cộng đồng, một diễn đàn để các bạn trở thành những đối tác trong kinh doanh lữ hành, đồng thời cũng là phương thức để các bạn có thể hợp tác, giúp đỡ Nhà trường.

- Thứ năm: Xây dựng đội ngũ cộng tác viên.

Nhiều cựu HSSV đã phấn đấu học tập có trình độ sau đại học; nhiều người đang là các chuyên gia, là giảng viên có uy tín trong lĩnh vực lữ hành, hướng dẫn. Họ cũng là những người đang trực tiếp công tác tại các doanh nghiệp lữ hành có uy tín và có niềm đam mê với đào tạo. Đây chính là các cộng tác viên lý tưởng để Nhà trường hợp tác nhằm sử dụng các chuyên gia đóng góp ý kiến xây dựng chương trình đào tạo, giáo trình; tham gia trực tiếp giảng dạy một số chuyên đề nghiệp vụ với tư cách giáo viên thỉnh giảng; tham gia thẩm định, đánh giá HSSV…

Những cộng tác viên này là những người sẽ tham gia thường xuyên các hoạt động hợp tác với Nhà trường, với khoa chuyên môn; là hạt nhân của hoạt động hợp tác giữa cựu HSSV với Nhà trường và Khoa.

- Thứ sáu: Xây dựng cơ chế hợp tác với các cựu học sinh, sinh viên.

Các quy định hiện hành sẽ tạo nên những rào cản ngăn cách việc hợp tác giữa Nhà trường và Khoa với các chuyên gia là cựu HSSV. Những trở ngại lớn nhất là: Lịch học, lịch làm việc của Nhà trường sẽ cố định theo kế hoạch định sẵn, trong khi lịch là việc của các chuyên gia sẽ mang tính chất biến động theo yêu cầu của khách du lịch; Thù lao hạn chế do kinh phí hạn hẹp và quy chế chi tiêu của Nhà trường; Trình tự thủ tục phức tạp do với những quy định của các cơ quan quản lý… Do vậy, Nhà trường và Khoa cần phải tìm cách gỡ bỏ những rào cản nói trên, để việc sử dụng các chuyên gia được thuận lợi cho tất cả các bên tham gia.

- Thứ bảy: Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các hoạt động hợp tác giữa Nhà trường với cựu HSSV.

Các hoạt động hợp tác giữa Nhà trường và Khoa với cựu HSSV cần được đa dạng hóa, ngoài các sự kiện giao lưu kết nối mang tính phong trào cần triển khai các hoạt động chuyên môn liên quan đến công tác giảng dạy lĩnh vực lữ hành, hướng dẫn: Tổ chức hội thảo xin ý kiến chuyên gia về chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, nội dung giáo trình, ngân hàng đề thi; Mời chuyên gia là cựu HSSV trực tiếp tham gia xây dựng chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, giáo trình, ngân hàng đề thi; Mời cựu HSSV tham gia các chương trình tọa đàm hướng nghiệp, tham gia giảng dạy các chuyên đề nghiệp vụ; tham gia đánh giá, thẩm định HSSV; tạo điều kiện ưu tiên HSSV tham gia các câu lạc bộ nghề nghiệp do cựu HSSV sáng lập, điều hành (MC, tour guide, team building…); tiếp nhận HSSV thực tập; tuyển dụng lao động...

Các hoạt động hợp tác nói trên cần được đánh giá, hoàn thiện qua thời gian để nâng cao chất lượng mỗi hoạt động, hướng tới mục tiêu chung là nâng cao chất lượng đào tạo lĩnh vực lữ hành, hướng dẫn của nhà trường.

- Thứ tám: Hình thành mối quan hệ với các doanh nghiệp lữ hành có uy tín.

Các hoạt động hợp tác giữa Nhà trường và Khoa với cựu HSSV không chỉ được giới hạn trong phạm vi Nhà trường với các hoạt động trong khuôn khổ hoạt động ngoại khóa, hoạt động giảng dạy của Nhà trường. Hoạt động này còn cần được triển khai tại môi trường doanh nghiệp, nơi các cựu HSSV đang công tác hay điều hành. Việc lựa chọn một mạng lưới doanh nghiệp lữ hành có đủ các yếu tố: Có môi trường làm việc tốt; có điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực; hoạt động kinh doanh lữ hành được tiến hành nghiêm túc, bài bản… và nhất là có thiện chí sẵn sàng tiếp nhận, hỗ trợ HSSV của hà trường đến học tập trong môi trường kinh doanh lữ hành thực tế tại doanh nghiệp.

Những hỗ trợ của cá nhân các chuyên gia là cựu HSSV sẽ được phát huy đầy đủ hiệu quả nếu có sự ủng hộ, tạo điều kiện và kế hoạch hợp tác cụ thể với doanh nghiệp lữ hành. Nhà trường cần lựa chọn, xây dựng và duy trì, phát triển mối quan hệ hợp tác với những doanh nghiệp lữ hành có khả năng và uy tín.

4. Kết luận

Xây dựng mạng lưới cựu HSSV là một hướng đi hiệu quả để Nhà trường và Khoa khai thác nguồn lực đặc biệt, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và trong lĩnh vực lữ hành, hướng dẫn nói riêng. Đây là một giải pháp chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, uy tín và thương hiệu của Nhà trường và Khoa trong tương lai. Việc thực hiện thành công chiến lược này đòi hỏi sự tâm huyết và công sức, sự kiên trì của đội ngũ cán bộ giảng viên Nhà trường và Khoa, của các cựu HSSV, sự hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với phương châm đồng kiến tạo, đồng chia sẻ.

Để tồn tại và phát triển, để xứng đáng với truyền thống 50 năm đầy tự hào, thực thi chiến lược khai thác nguồn lực cựu HSSV trong đào tạo lĩnh vực lữ hành, hướng dẫn để đảm bảo mục tiêu đào tạo nghiệp vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội là một tất yếu đặt ra trong quá trình phát triển của Nhà trường và Khoa./.

           

Tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Tư Lương, 2017, Đề tài NCKH cấp cơ sở “Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Hướng dẫn du lịch”.

2. Nguyễn Tư Lương, 2021, Đề tài NCKH cấp cơ sở “Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo Hướng dẫn du lịch”.

  1. https://thanhnien.vn/post1509096.html
  2. https://vietnamnet.vn/viet-nam 2021-786542.html 
  3. Tapchicongthuong.vn/bai-viet/dao-tao-ung-dung-nghe-nghiep-dinh-huong-moi-cho-mo-hinh-dao-tao-chat-luong-cao-8275
  4. Chana Kasipar, Mac van Tien, Se-Yung LIM, Pham Le Phuong, phung Quang Huy, Alexander Schnarr, Frank Bunning (2009), Linking Vocational Training with the Enterprises - Asian Perspectives, InWEnt - Capacity Building International, in cooperation with the UNESCO-UNEVOC International Centre for Technical and Vocational Education and Training.

Bài viết: TS.Nguyễn Tư Lương - Khoa QT Lữ hành, Hướng dẫn

BBT nhận được bài và sửa bài ngày 3.12.2022

Duyệt bài đăng ngày 5.12.2022    

· Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội cho mục đích học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
· Một số kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội năm 2023
· Hội thảo nghiệm thu chương trình môn học Khoa Quản trị Lữ hành - Hướng dẫn
· Phát triển nguồn nhân lực ẩm thực của Hà Nội gắn với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay
· Nghiên cứu khám phá về cà phê từ nơi trồng đến đồ uống “hoàn hảo"
· Thúc đẩy hợp tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nghề hướng dẫn du lịch
· Xây dựng văn hóa học đường trong thực hiện chiến lược phát triển Nhà trường đến năm 2026, tầm nhìn 2030
· Định hướng trong xây dựng và khai thác mạng lưới cựu học sinh, sinh viên tại Khoa Quản trị Lữ hành, Hướng dẫn
· Nhận diện nhân tố định hình thương hiệu điểm đến du lịch Việt Nam vươn tầm khu vực và quốc tế
· Xây dựng phương án tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập
  xem tiếp...  
 
Trở lại
Tiếp tục

Giới thiệu

  • Giới thiệu chung
  • Quyết định thành lập
  • Quy chế tổ chức
  • Cơ cấu tổ chức
Xem tất cả

Đào tạo

  • Giới thiệu các hệ đào tạo
  • Quy chế đào tạo
  • Chương trình đào tạo
  • Lịch giảng dạy

Tuyển sinh

  • Thông tin tuyển sinh
  • Cao đẳng chính quy
  • Trung cấp chuyên nghiệp
  • Cao đẳng nghề chính quy
Xem tất cả

học sinh - sinh viên

  • Thông tin
  • Hoạt động
  • Việc làm sau tốt nghiệp
  • Việc làm thời vụ

quản lý nội bộ

  • Lịch công tác tuần
  • Văn phòng trực tuyến
  • Quản lý cán bộ công chức
  • Hòm thư
Xem tất cả

Trường cao đẳng du lịch hà nội

Địa chỉ : 236 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Số điện thoại: 0243 7562339; 0243 7560745; 0243 7540287

Copyright © 2014 Website Trường Cao Đẳng Du Lịch Hà Nội. All Rights Reserved.