Trường cao đẳng Du lịch Hà Nội

  • vn
  • en
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Quy chế tổ chức
    • Cơ cấu tổ chức
    • Tổ chức đoàn thể
    • Nội quy lao động
    • Kỷ niệm 45 năm
    • Kỷ niệm 50 năm
  • Tuyển sinh
    • Thông tin tuyển sinh
    • Cao đẳng chính quy
    • Trung cấp chuyên nghiệp
    • CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HỆ SONG BẰNG 9 +
    • Đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn
  • Đào tạo
    • Các trình độ đào tạo
    • Chương trình đào tạo
    • Lịch giảng dạy
  • Học sinh-Sinh viên
    • CỔNG THÔNG TIN HSSV
    • Thông tin
    • Hoạt động
    • Việc làm sau tốt nghiệp
    • Việc làm thời vụ
  • Nghiên cứu Khoa học
    • Năng lực
    • Danh mục công trình
    • Nghiên cứu trao đổi
  • Hợp tác-Liên kết
    • Hợp tác trong nước
    • Hợp tác quốc tế
    • Liên kết tuyển sinh
  • nội bộ
    • Tin tức
    • Lịch công tác tuần
    • Form mẫu văn bản
  • Thư viện số
    • 1. HTC DIGITAL LIBRARY
    • 2. HTC DIGITAL LIBRARY
  • Kỷ niệm trường
Trường Du lịch Trường Du lịch Trường Du lịch Trường Du lịch Trường Du lịch
    Bố cục trang chuyên mục   Bố cục riêng cho tin này Home Biên tập  Quản trị  Logout 
 

Chuyên mục ⁄

  • Giới thiệu chung
    • Quy chế tổ chức
    • Cơ cấu tổ chức
    • Tổ chức đoàn thể
    • Nội quy lao động
  • Tuyển sinh
    • Thông tin tuyển sinh
    • Cao đẳng chính quy
    • Trung cấp chuyên nghiệp
    • CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HỆ SONG BẰNG 9 +
    • Đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn
  • Đào tạo
    • Giới thiệu các hệ đào tạo
    • Chương trình đào tạo
    • Lịch giảng dạy
  • Học sinh - Sinh viên
    • CỔNG THÔNG TIN HSSV
    • Thông tin
    • Hoạt động
    • Việc làm sau tốt nghiệp
    • Việc làm thời vụ
  • Nghiên cứu khoa học
    • Năng lực
    • Danh mục công trình
    • Nghiên cứu trao đổi
  • Hợp tác - Liên kết
    • Hợp tác trong nước
    • Hợp tác quốc tế
    • Liên kết tuyển sinh
  • Quản lý nội bộ
    • Tin tức
    • Lịch công tác tuần
    • Văn phòng trực tuyến
    • Form mẫu văn bản
  • Tin tức xã hội
    • Tin ngành du lịch
    • Tin trong nước
    • Tin quốc tế
  • Thư viện ảnh

 
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI /
Thúc đẩy hợp tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nghề hướng dẫn du lịch
27/12/2022


 

Tóm tắt: Xây dựng và củng cố mối quan hệ hợp tác giữa Nhà trường và Doanh nghiệp (HTNT-DN) trong việc phát triển nguồn nhân lực (NNL) du lịch vừa là yêu cầu cấp bách, vừa là nhiệm vụ bắt buộc đối với các nhà trường (NT) và các DN là đối tác, không chỉ thúc đẩy mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, chất lương đầu ra của nhà trường (NT) mà còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn lực đầu vào của doanh nghiệp (DN). Bài viết này mong muốn chia sẻ kết quả nghiên cứu trong ĐT NCKH cấp Trường năm 2021, “Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Nhà trường và Doanh nghiệp trong đào tạo nghề Hướng dẫn tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội” do Khoa Quản trị lữ hành, hướng dẫn thực hiện. Qua đó, khẳng định lợi ích kép của các bên tham gia trong quá trình hợp tác trong đào tạo; bài viết cũng đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả của mối quan hệ HTNT-DN đối với lĩnh vực đào tạo nghề hướng dẫn trong thời gian tới.

Từ khóa: Hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp; Đào tạo nghề hướng dẫn du lịch.

  1. Đặt vấn đề

Quan hệ HTNT-DN là tất cả mọi hình thức tương tác trực tiếp hay gián tiếp, có tính chất cá nhân hay tổ chức giữa NT và các DN nhằm hỗ trợ lẫn nhau vì lợi ích của cả hai bên: Hợp tác trong nghiên cứu và phát triển; kích thích sự vận động năng động qua lại của giảng viên (GV); hợp tác nhằm nâng cao chất lượng ĐT; hợp tác nhằm đạt chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu của DN về sử dụng lao động...Về quan niệm HTNT-DN trong ĐT, một số nhà nghiên cứu định nghĩa đó là hệ thống dạy và học có hai chỗ học (tại trường và tại DN). Sự tích hợp chức năng của hai chỗ học này tạo thành chức năng chung của hệ thống. Trong HTNT-DN, NT đóng vai trò là đơn vị chủ trì, là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong ĐT như thực hiện nội dung, chương trình, chất lượng ĐT, cấp chứng nhận, bằng cấp ĐT cho người được ĐT. DN đóng vai trò là đơn vị phối hợp, hỗ trợ chịu trách nhiệm về tổ chức, quản lý, phục vụ cho quá trình ĐT, sử dụng sản phẩm ĐT. Cách tiếp cận khái niệm HTNT-DN trong ĐT nghề HD, đó là “quan hệ HTNT-DN trong ĐT nghề HD là tất cả mọi hình thức tương tác trực tiếp hay gián tiếp, có tính chất cá nhân hay tổ chức giữa NT và các DNDL nhằm hỗ trợ lẫn nhau vì lợi ích của cả hai, qua đó nâng cao CLĐT cho NT trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của XH về nhân lực lĩnh vực HDVDL”.

2. Lợi ích của Nhà trường trong hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo

Thứ nhất: Hoạt động HTNT-DN giúp NT hoàn thiện được nội dung CTĐT và xây dựng chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu của DN.

Trên cơ sở những tương tác với DN thì NT sẽ hiểu hơn yêu cầu của DN, để hoàn thiện được nội dung chương trình đào tạo (CTĐT), trang bị được những kiến thức, kỹ năng và năng lực cần thiết của từng trình độ ĐT. Điều đó giúp NT đổi mới CTĐT và đảm bảo được các yêu cầu sau: Cơ bản, thiết thực, hiện đại, khả thi và đảm bảo tính hệ thống, xác định rõ mục tiêu, yêu cầu, nội dung ĐT của nghành nghề tương ứng với các vị trí việc làm cụ thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Thứ hai: Giúp NT hoàn thiện phương pháp giảng dạy.

Việc hợp tác với DN giúp NT có những cách tiếp cận mới hơn về nội dung và PPGD, đặc biệt là đối với các môn học nghiệp vụ. Qua đó NT sẽ cập nhật, bổ sung thêm những PPGD mới dựa trên phương pháp ĐT nhân viên của DN và môi trường làm việc thực tế của người học trong tương lai.

Thứ ba: Sử dụng các chuyên gia từ DN tham gia giảng dạy tại trường.

Các chuyên gia là những người đang làm việc tại DN gắn với vị trí việc làm cụ thể, họ được ĐT và có kinh nghiệm thực tế trong công việc. Từ thực tiễn hoạt động SXKD, họ có thể chia sẻ các kinh nghiệm, thực hành các kỹ năng, ĐT kỹ năng mềm, truyền những cảm hứng nghề nghiệp cho người học, và ngay cả cho các GV của NT.

Thứ tư: SV của NT được trải nghiệm học tập qua các đợt thực tập tại DN hay tham quan DN. Qua việc tham quan DN, thực tập nghề nghiệp, kỹ năng kiến thức của SV được tăng cường, được tham chiếu với môi trường SXKD thực tế. Là cơ hội để SV có cơ hội việc làm, thậm chí ngay từ khi còn trên ghế NT.

Thứ năm: Thông qua hợp tác với DN, các CSĐT có điều kiện để đổi mới cơ cấu tổ chức và quản lý phù hợp với nhu cầu thực tế của DN - nhà tuyển dụng để xác định quy mô và cơ cấu tuyển sinh.

Thứ sáu:Mối quan hệ HTNT-DN còn mang lại lợi ích kép cho tất cả các bên liên quan:

+ Đối với GV: Có điều kiện được tiếp cận với môi trường, không gian làm việc thực tiễn tại DN, từ đó cập nhật thông tin và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, kỹ xảo. Qua mối quan hệ này, GV có thể tìm được những công việc tăng thêm thu nhập, có điều kiện mở rộng NCKH ở những đề tài gắn liền với thực tiễn SX.

+ Đối với SV: Được củng cố về kỹ năng làm việc, có cơ hội gắn kết giữa lý luận và thực hành, giữa NT và thực tế SX, góp phần nâng cao kiến thức, được rèn luyện tay nghề, phát triển kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm để giải quyết các vấn đề phát sinh trong môi trường làm việc; hình thành kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp từ trong quá trình ĐT; là cơ hội để có thể nhận được học bổng từ phía DN; cơ hội tự khẳng định mình trước nhà tuyển dụng mở rộng mối quan hệ của mình và tiếp cận với thế giới việc làm trong tương lai.

+ Đối với XH: Góp phần làm tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí đầu tư XH cho giáo dục và ĐT, góp phần vào sự phát triển KT, giảm tỉ lệ thất nghiệp của SV mới ra trường, tăng cường sự thích ứng của sản phẩm ĐT của NT với nhu cầu của XH về lao động, tránh các trường hợp lãng phí khi người học sau khi tốt nghiệp lại phải đi học lại văn bằng hai, thậm chí nhiều người tốt nghiệp cao học xong lại quay lại học nghề như hiện nay.

3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nghề Hướng dẫn Du lịch tại trường CĐ Du lịch Hà Nội

3.1. Nâng cao nhận thức của các chủ thể về hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nghề hướng dẫn du lịch

Nâng cao nhận thức của các chủ thể về HTNT-DN được coi là giải pháp nền tảng đầu tiên có tác động trực tiếp đến việc xây dựng mối quan hệ HTNT-DN trong ĐT nghề HDDL.

- NT cần tổ chức các hội nghị HTNT-DN trong ĐT nghề HDDL.

- NT cần thường xuyên tổ chức các sự kiện giao lưu DN và SV.

- NT thường xuyên gửi thông tin tuyển sinh, ĐT đến DNLH nhằm thu hút sự quan tâm của DN đối với hoạt động ĐT nghề HDDL của NT.

Như vậy, bằng các biện pháp tác động trên, NT có thể làm cải biến nhận thức của CB, GV, SV NT, lãnh đạo, HDVDL của DNLH về vai trò, trách nhiệm của mình đối với NNL tương lai về vai trò, tầm quan trọng, lợi ích của việc HTNT-DN, từ đó sẽ thôi thúc họ tham gia tích cực hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả HTNT-DN trong ĐT nghề HDDL.

3.2. Đa dạng hóa nội dung, phương thức hoạt động hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nghề hướng dẫn du lịch

Để thúc đẩy mối quan hệ HTNT-DN, NT cần thực hiện đa dạng các biện pháp khác nhau:

- Phối hợp với DN thực hiện công tác tuyển sinh.

- Phối hợp với DN trong thực hiện nội dung CTĐT.

- Trong giải quyết việc làm cho NNL sau ĐT:

- DN hỗ trợ NT trong các hoạt động học tập, trải nghiệm khác của SV nghề HDDL: Hoạt động thực tập; Tổ chức Hội thi kỹ năng hướng dẫn du lịch, Thiết kế tour, MC, teambuilding... ; Tổ chức ngày hội giao lưu hướng nghiệp; Hoạt động của các CLB SV.

3.3. Hoàn thiện cơ chế hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nghề hướng dẫn du lịch

Để thúc đẩy cơ chế HTNT-DN trong ĐT nghề HDDL cần thực hiện đồng bộ các nội dung sau:

- NT cần đưa chủ trương HTNT-DN trong ĐT nghề DL nói chung, nghề HDDL nói riêng vào chiến lược phát triển của NT, các chương trình hoạt động của NT, của các đơn vị trong NT và nhất là khoa chuyên môn.

- Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án về HTNT-DN trong ĐT nghề HDDL.

- Thành lập Ban chỉ đạo về HTNT-DN, trong đó có thành viên Ban chỉ đạo là đại diện của các DNLH nhằm tạo nên sự hợp tác toàn diện, sâu sắc, lâu dài giữa NT và DNLH.

- Ký kết biên bản/hợp đồng liên kết ĐT, cung ứng nhân lực HDVDL cho các DNLH đối tác, theo đó có thể các DNLH đối tác chiến lược sẽ có đơn đặt hàng về HDVDL cho NT.

- Nghiên cứu ban hành các văn bản quy định về hoạt động HTNT-DN trong ĐT nghề DL nói chung, nghề HDDL. Trong đó có cơ chế về chế độ cho những người tham gia công tác HTNT-DN, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong hợp tác với DN của các GV, khoa chuyên môn, các bộ phận chức năng liên quan.

3.4. Hoàn thiện các năng lực của nhà trường để đáp ứng yêu cầu thúc đẩy hoạt động hợp tác với doanh nghiệp

- Xây dựng bộ phận chuyên trách để phục vụ cho hoạt động hợp tác với doanh nghiệp.

Bộ phận này sẽ làm nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, nội dung, phương thức hoạt động HTNT-DN trong ĐT nghề trên cơ sở khảo sát nhu cầu của các DNLH về HDVDL và nhu cầu hợp tác giữa hai bên.

 - Hoàn thiện chương trình đào tạo nghề hướng dẫn du lịch đáp ứng yêu cầu hợp tác với doanh nghiệp.

CTĐT, giáo trình nghề HDDL cần được xây dựng theo hướng mở và ứng dụng, đáp ứng yêu cầu phối hợp cùng DN trong xây dựng, thực hiện CTĐT.  Hoàn thiện CTĐT nghề HDDL có thể áp dụng những thành tựu của việc phân tích nghề để xây dựng CTĐT, của VTOS (Tiêu chuẩn kỹ năng nghề HDDL) và cần xây dựng theo tiếp cận CDIO.

Như vậy, giữa CTĐT của NT và CTĐT của DNLH có thể có sự kế thừa, bổ sung, liên thông nhau, thừa nhận lẫn nhau, tạo nên một vòng tuần hoàn trong hoạt động ĐT nghề HDDL của NT và tự ĐT HDVDL của DN.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên.

Đội ngũ CBGV giảng dạy nghề HDDL phải có những năng lực mới, phẩm chất mới trên cơ sở chuẩn hóa, đảm bảo kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng nghề thành thạo, kỹ năng sư phạm và những kỹ năng mềm cần thiết khác nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động HTNT-DN. Bên cạnh đó, NT cần hình thành đội ngũ GV thỉnh giảng từ nguồn là các HDVDL kinh nghiệm từ các DNLH có uy tín.

- Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.

Việc hoàn thiện CSVCKT đáp ứng yêu cầu giảng dạy của các chuyên gia đến từ DNLH nhằm giúp họ có những điều kiện làm việc để có thể hướng dẫn những kỹ năng, truyền đạt những kinh nghiệm trong nghề. Đồng thời, CSVCKT phù hợp còn giúp đội ngũ GV của NT trang bị cho SV những kiến thức, kỹ năng và năng lực đáp ứng các yêu cầu của DNLH về HDDL.

- Hoàn thiện phương pháp giảng dạy.

            PPGD cần được hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu của DNLH trong việc tạo nên nền tảng kiến thức, kỹ năng quan trong và thiết thực của nghề HDDL; cho việc tiến hành giảng dạy các nội dung do chuyên gia thực hiện.

Việc phân chia nội dung học thực hành thành các kỹ năng, thao tác cụ thể gắn với các năng lực của HDVDL cần được trao đổi để thống nhất với các chuyên gia là HDVDL, vì hiện nay mỗi DNLH, mỗi HDVDL lại có những quy định, quy trình và kinh nghiệm  riêng trong thực hiện.

-  Thành lập mô hình “Trung tâm thực hành lữ hành hướng dẫn”

“Trung tâm thực hành lữ hành hướng dẫn” là một DN trong NT, được đặt tại trường nhưng do DNLH thiết kế, vận hành về mặt chuyên môn nghiệp vụ.

Đây là một tiền đề cho thực hiện xây dựng tiêu chuẩn “đào tạo kép”, “ĐT kết hợp”, “ĐT theo hướng phục vụ DN”; “học ở trường - trải nghiệm thực tiễn tại DN”. NT có thể xây dựng cơ chế tổ chức ĐT trả phí một số một số học phần nâng cao trong môi trường DN theo nhu cầu của người học, việc tổ chức này nên được phân nhóm và thời gian học tại DN tăng dần theo từng năm học của SV.

4. Kết luận

Để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành Du lịch Việt Nam đến năm 2030, các CSGDNN ĐT nghề HDDL cần đáp ứng được nhu cầu của XH, của các DNLH về nguồn cung ứng NNL DL nói chung, lĩnh vực HDVDL nói riêng. Trong đó nâng cao hiệu quả HTNT-DN là một yêu cầu đặt ra với XH, ngành DL, các CSĐT và cả các DNLH.

Thúc đẩy HTNT-DN trong đào tạo nghề Hướng dẫn du lịch là một hướng đi tất yếu để Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội có thể nâng cao chất lượng ĐT nghề HDDL trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của DN về các kiến thức, kỹ năng, năng lực cần có tương ứng với từng vị trí việc làm./.

 

Ông Trương Nam Thắng, nguyên Giám đốc OSC travel tham gia toạ đàm về xây dựng giáo trình Thực hành nghiệp vụ hướng dẫn du lịch.

Ông Nguyễn Đức Anh, nguyên Trưởng phòng Tổ chức sự kiện, CT CP DL Việt Nam - Hà Nội; CEO Vplus Việt Nam đại diện Ban giám khảo trao giải thưởng tại Hội thi HDVDL giỏi 2017.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ LĐTBXH (2018), Xây dựng cơ chế, chính sách, mô hình liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nghề cho người lao động, Hà Nội.

2. Hoàng Thị Thu Hà (2012), Chính sách đào tạo nhân lực trình độ cao đẳng đáp ứng nhu cầu xã hội trong cơ chế thị trường, Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục, Hà Nội.

3. Trần Khắc Hoàn (2006), Kết hợp đào tạo tại trường và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Quản lý Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

4. Nguyễn Tư Lương (2021), Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Nhà trường và Doanh nghiệp trong đào tạo nghề Hướng dẫn tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, ĐT NCKH cấp Trường, Hà Nội.

5. Tổng cục Dạy nghề (2015), Báo cáo về tình hình hội nhập ASEAN trong lĩnh vực dạy nghề.

Bài viết: TS Nguyễn Tư Lương - Khoa QTLHHD

                                                           BBT nhận bài và sửa bài lần 1 ngày 12/12/2022

                                                                    nhận bài và sửa bài lần 2 ngày 26/12/2022

                                                                                            Duyệt bài đăng 27/12/2022

· Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội cho mục đích học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
· Một số kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội năm 2023
· Hội thảo nghiệm thu chương trình môn học Khoa Quản trị Lữ hành - Hướng dẫn
· Phát triển nguồn nhân lực ẩm thực của Hà Nội gắn với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay
· Nghiên cứu khám phá về cà phê từ nơi trồng đến đồ uống “hoàn hảo"
· Thúc đẩy hợp tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nghề hướng dẫn du lịch
· Xây dựng văn hóa học đường trong thực hiện chiến lược phát triển Nhà trường đến năm 2026, tầm nhìn 2030
· Định hướng trong xây dựng và khai thác mạng lưới cựu học sinh, sinh viên tại Khoa Quản trị Lữ hành, Hướng dẫn
· Nhận diện nhân tố định hình thương hiệu điểm đến du lịch Việt Nam vươn tầm khu vực và quốc tế
· Xây dựng phương án tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập
  xem tiếp...  
 
Trở lại
Tiếp tục

Giới thiệu

  • Giới thiệu chung
  • Quyết định thành lập
  • Quy chế tổ chức
  • Cơ cấu tổ chức
Xem tất cả

Đào tạo

  • Giới thiệu các hệ đào tạo
  • Quy chế đào tạo
  • Chương trình đào tạo
  • Lịch giảng dạy

Tuyển sinh

  • Thông tin tuyển sinh
  • Cao đẳng chính quy
  • Trung cấp chuyên nghiệp
  • Cao đẳng nghề chính quy
Xem tất cả

học sinh - sinh viên

  • Thông tin
  • Hoạt động
  • Việc làm sau tốt nghiệp
  • Việc làm thời vụ

quản lý nội bộ

  • Lịch công tác tuần
  • Văn phòng trực tuyến
  • Quản lý cán bộ công chức
  • Hòm thư
Xem tất cả

Trường cao đẳng du lịch hà nội

Địa chỉ : 236 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Số điện thoại: 0243 7562339; 0243 7560745; 0243 7540287

Copyright © 2014 Website Trường Cao Đẳng Du Lịch Hà Nội. All Rights Reserved.