Trường cao đẳng Du lịch Hà Nội

  • vn
  • en
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Quy chế tổ chức
    • Cơ cấu tổ chức
    • Tổ chức đoàn thể
    • Nội quy lao động
    • Kỷ niệm 45 năm
  • Tuyển sinh
    • Thông tin tuyển sinh
    • Cao đẳng chính quy
    • Trung cấp chuyên nghiệp
    • Cao đẳng nghề chính quy
    • Trung cấp nghề chính quy
    • Vừa học vừa làm
    • Liên thông
    • Đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn
  • Đào tạo
    • Các hệ đào tạo
    • Chương trình đào tạo
    • Lịch giảng dạy
  • Học sinh-Sinh viên
    • Thông tin
    • Hoạt động
    • Việc làm sau tốt nghiệp
    • Việc làm thời vụ
  • Nghiên cứu Khoa học
    • Năng lực
    • Danh mục công trình
    • Nghiên cứu trao đổi
  • Hợp tác-Liên kết
    • Hợp tác trong nước
    • Hợp tác quốc tế
    • Liên kết tuyển sinh
  • nội bộ
    • Tin tức
    • Lịch công tác tuần
    • Văn phòng trực tuyến
    • Quản lý cán bộ công chức
    • Form mẫu văn bản
    • Hòm thư
  • Thư viện
    • HTC Digital Library
    • Thông tin thư viện
  • Kỷ niệm 50 năm
Trường Du lịch Trường Du lịch Trường Du lịch Trường Du lịch Trường Du lịch Trường Du lịch Trường Du lịch
    Bố cục trang chuyên mục   Bố cục riêng cho tin này Home Biên tập  Quản trị  Logout 
 

Chuyên mục ⁄

  • Giới thiệu chung
    • Quy chế tổ chức
    • Cơ cấu tổ chức
    • Tổ chức đoàn thể
    • Nội quy lao động
  • Tuyển sinh
    • Thông tin tuyển sinh
    • Cao đẳng chính quy
    • Trung cấp chuyên nghiệp
    • Cao đẳng nghề chính quy
    • Trung cấp nghề chính quy
    • Vừa học vừa làm
    • Liên thông
    • Đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn
  • Đào tạo
    • Giới thiệu các hệ đào tạo
    • Chương trình đào tạo
    • Lịch giảng dạy
  • Học sinh - Sinh viên
    • Thông tin
    • Hoạt động
    • Việc làm sau tốt nghiệp
    • Việc làm thời vụ
  • Nghiên cứu khoa học
    • Năng lực
    • Danh mục công trình
    • Nghiên cứu trao đổi
  • Hợp tác - Liên kết
    • Hợp tác trong nước
    • Hợp tác quốc tế
    • Liên kết tuyển sinh
  • Quản lý nội bộ
    • Tin tức
    • Lịch công tác tuần
    • Văn phòng trực tuyến
    • Quản lý cán bộ công chức
    • Form mẫu văn bản
    • Hòm thư
  • Tin tức xã hội
    • Tin ngành du lịch
    • Tin trong nước
    • Tin quốc tế
  • Ebooks
    • Giáo trình cao đẳng
    • Giáo trình trung cấp
    • Giáo trình tổng hợp
  • Thư viện ảnh

 
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI /
Bàn về xây dựng chương trình các môn ngoại ngữ chuyên ngành theo tiếp cận năng lực tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
13/04/2022


Tóm tắt: Dạy học ngoại ngữ chuyên ngành theo tiếp cận năng lực liên quan đến việc áp dụng các nguyên lý của giáo dục định hướng hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực người học vào giảng dạy ngôn ngữ chuyên ngành. Theo đó, các chương trình ngoại ngữ chuyên ngành thường gắn với nghề nghiệp cụ thể và dựa vào năng lực biểu hiện ở người học có khả năng giải quyết, thích ứng tốt thế giới nghề nghiệp trong bối cảnh ngành nghề luôn thay đổi. Bài viết tập trung trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản và đề xuất định hướng xây dựng chương trình các môn ngoại ngữ chuyên ngành theo tiếp cận năng lực ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.

Từ khóa: Chương trình môn học, ngoại ngữ chuyên ngành, năng lực, trường cao đẳng du lịch Hà Nội

 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bối cảnh đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực du lịch hiện nay, ngoại ngữ chuyên ngành (NNCN) được đánh giá là rất cần thiết, đặc biệt là tiếng Anh du lịch, trong việc cung cấp dịch vụ du lịch có chất lượng. NNCN được coi là chìa khóa giúp những người hành nghề du lịch ở Việt Nam đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động đa ngôn ngữ. Để nâng cao chất lượng dạy học NNCN góp phần đào tạo nhân lực du lịch phù hợp với định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; nhiều giải pháp được đề xuất triển khai đồng bộ ở mỗi cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) theo hướng “đẩy mạnh dạy ngoại ngữ tích hợp trong các môn học khác và dạy các môn học khác (như toán và các môn khoa học, môn chuyên ngành...) bằng ngoại ngữ”[Thủ tướng chính phủ, 2017] nhằm nâng cao kỹ năng nghề, ngoại ngữ và đạo đức nghề nghiệp cho người học.

Chất lượng chương trình trong giáo dục và đào tạo chịu ảnh hưởng sâu sắc của cách tiếp cận xây dựng và các yếu tố cấu thành chương trình. Phương thức phát triển chương trình giáo dục và đào tạo theo tiếp cận năng lực (TCNL) là xu thế đang nhận được nhiều sự quan tâm ở Việt Nam hiện nay, trong đó có các môn NNCN. Việc đổi mới và phát triển chương trình các môn NNCN theo TCNL gắn với khung/chuẩn đầu ra của ngành đào tạo ở mỗi cơ sở giáo dục nói chung, ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (CĐDLHN)  nói riêng, là rất cần thiết, tạo bước đột phá trong nâng cao chất lượng dạy học NNCN, tăng cường  gắn kết quá trình đào tạo với thực tiễn thế giới nghề nghiệp.

2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1. Một số vấn đề lý luận về xây dựng chương trình các môn ngoại ngữ chuyên ngành theo tiếp cận năng lực ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

2.1.1. Một số khái niệm cơ bản

  1. 2.1.1.1 Năng lực người học

Hiện nay đang có nhiều cách luận giải khác nhau về năng lực người học (competency). Tiếp thu quan niệm về năng lực trong các kết quả nghiên cứu trong nước và nước ngoài, tác giả sử dụng khái niệm năng lực đã được Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 xác định trong nghiên cứu này, cụ thể như sau: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí…thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt được kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”[Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018].

Tìm hiểu các chương trình thiết kế theo năng lực, trong bài viết này, năng lực người học có thể được phân chia thành hai chính là năng lực chung (key/core/general competencies) và năng lực chuyên biệt/cụ thể (specific competencies) còn được gọi là năng lực chuyên môn.

- Năng lực chung là những năng lực cơ bản, cốt lõi làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống, học tập và nghề nghiệp. Năng lực chung được hình thành và phát triển do nhiều môn học, liên quan đến nhiều môn học như: năng lực giao tiếp; năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực hợp tác (làm việc với người khác và trong nhóm); năng lực tự quản lí; năng lực tính toán; năng lực công nghệ; năng lực thu thập, tổ chức và phân tích thông tin; năng lực kết nối ý tưởng và thông tin; năng lực lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động...

- Năng lực chuyên biệt/chuyên môn là năng lực riêng được hình thành và phát triển ở một lĩnh vực hoặc là năng lực môn học cụ thể như: năng lực làm Toán, năng lực viết sáng tạo... Trong bài viết này, năng lực NNCN được phân chia vào nhóm năng lực chuyên biệt. Hai nhóm năng lực này không tách rời mà luôn bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Năng lực chung là cơ sở của năng lực chuyên biệt, nếu chúng phát triển tốt sẽ giúp cho việc đạt được năng lực chuyên biệt dễ dàng hơn. Ngược lại, sự phát triển của năng lực chuyên biệt trong những điều kiện nhất định lại có ảnh hưởng đối với sự phát triển của năng lực chung. Thực tế cho thấy, thành tích cao của một nhiệm vụ/công việc/hoạt động nào đó phụ thuộc vào hàng loạt năng lực khác nhau. Đứng ở góc độ môn học, năng lực chung của môn học là những năng lực mà mọi môn học đều hướng đến hình thành và phát triển để giúp người học thành công trong cuộc sống, học tập. Đó cũng là những năng lực mà mọi người lao động dù được đào tạo ở ngành nghề nào cũng cần có trong hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, năng lực chung và năng lực NNCN cần hình thành và phát triển ở người học không chỉ có được qua một môn NNCN nào đó mà là một quá trình hình thành và phát triển qua nhiều môn học và qua các hoạt động của người học trong suốt khung thời gian theo tại các cơ sở giáo dục. Số lượng năng lực chung và cách thức phân loại hiện nay ở mỗi nước, khu vực, châu lục rất khác nhau. Có thể khái quát hệ thống năng lực của người học, bao gồm cả người học trong các cơ sở GDNN, ở môn học trong hình 1.

Hình 1: Hệ thống năng lực người học ở môn học

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu đề tài năm 2021)

2.1.1.2. Năng lực ngoại ngữ chuyên ngành

Ngoại ngữ chuyên ngành trong GDNN là tiếp cận dạy học ngoại ngữ dựa trên phân tích nhu cầu hoặc tình huống sử dụng ngoại ngữ trong lĩnh vực chuyên môn hoặc nghề cụ thể (ví dụ: du lịch, lữ hành, bếp...).

Hình 2: Mô hình năng lực NNCN của sinh viên trường CĐDLHN

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu đề tài năm 2021)

Qua tiếp thu các thành tựu nghiên cứu về NNCN trong và ngoài nước, trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng các khái niệm “năng lực NNCN” và “năng lực giao tiếp NNCN” của sinh viên trường CĐDLHN với cùng một nghĩa “là khả năng sử dụng kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp), kiến thức chuyên ngành với sự trợ giúp, kết nối của các chiến lược giao tiếp để thực hiện các hoạt động giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) một cách phù hợp với tình huống hay ngữ cảnh cụ thể trong lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp”. Hệ thống chủ đề đóng vai trò là phương tiện cung cấp các ngữ cảnh khác nhau cho người học ngoại ngữ huy động các thành tố năng lực NNCN thực hiện giao tiếp bằng ngoại ngữ cũng như thực hành phát triển năng lực NNCN. Có thể khái quát cấu trúc năng lực NNCN trong nghiên cứu này ở hình 2.

2.1.1.3. Chương trình các môn ngoại ngữ chuyên ngành theo tiếp cận năng lực

Môn học là khối lượng tri thức (kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm…) tương đối trọn vẹn được sắp xếp theo yêu cầu sư phạm để thuận tiện cho người học tích luỹ trong quá trình học tập; có thể được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân phối đều trong một học kỳ, khối, lớp, cấp học, khóa... Chương trình môn học (CTMH) là văn bản xác định vị trí, vai trò của môn học trong thực hiện mục tiêu đào tạo của một ngành/nghề cụ thể chứa đựng cách thức tổ chức kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt được, hướng tới xác định mức độ hoàn thành môn học cho người học phù hợp với mục tiêu/chuẩn đầu ra ngành đào tạo đã được thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp phê duyệt; tương thích với Khung trình độ quốc gia Việt Nam. CTMH bao gồm mục tiêu, chuẩn đầu ra (hay yêu cầu đầu ra), chuẩn đầu vào (hay yêu cầu đầu vào), khối lượng học tập tối thiểu, cấu trúc và nội dung, phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập, các điều kiện thực hiện chương trình để bảo đảm chất lượng dạy học.

Hệ thống các môn học trong giáo dục nghề nghiệp gắn liền với hệ thống các CTMH có thể được phân chia thành các môn học chung (chính trị, tin học, ngoại ngữ…) và các môn học chuyên môn (môn học cơ sở, môn học chuyên môn, môn học tự chọn…). Dựa vào tính chất và nội dung, các môn học trong GDNN hiện nay có thể phân chia thành 3 loại: (i) Môn học lý thuyết; (ii) Môn học thực hành và (iii) Môn học tích hợp (kết hợp lý thuyết và thực hành).

Chương trình môn NNCN (còn được gọi CTMH ngoại ngữ chuyên ngành) theo TCNL là chương trình dạy học ngoại ngữ có mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, cách thức kiểm tra đánh giá tập trung vào kết quả đầu ra theo hệ thống các năng lực của người học sau khi hoàn thành môn học. Theo đó, hệ thống năng lực cần hình thành và phát triển cho sinh viên trường CĐDLHN ở mỗi môn NNCN có thể được khái quát trong hình 3.

 

 

 

 

Hình 3: Hệ thống năng lực cần hình thành và phát triển cho sinh viên ở mỗi môn học/khóa học NNCN

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu đề tài 2021)

Theo Hoàng Văn Thái và các cộng sự (2021), chương trình môn NNCN theo TCNL có những đặc điểm sau:

 (i) Mục tiêu học tập sẽ mô tả năng lực trong phạm vi chương trình một cách cụ thể, có thể đo lường được gắn với mô hình năng lực nghề nghiệp và các chuẩn/khung năng lực ngoại ngữ được lựa chọn và bắt buộc phải có sự tham gia của thế giới nghề nghiệp cùng thế giới đào tạo;

 (ii) Nội dung dạy học gắn với các chủ điểm/đề, nhiệm vụ/hoạt động có tính tích hợp cao dựa trên các mục tiêu thể hiện ở kết quả đầu ra;

 (iii) Người học sẽ phải học những nội dung trong chương trình đến khi chứng minh họ có thể làm chủ những nội dung đã được xác định ở chuẩn đầu ra;

(iv) Sử dụng đa dạng, phối kết hợp các phương pháp, kỹ thuật dạy học, các hình thức tổ chức dạy học và các nguồn học liệu có tính xác thực cao gắn với mục tiêu năng lực đã đề ra;

(v) Sử dụng đa dạng các phương pháp, kỹ thuật, mô hình kiểm tra đánh giá tích hợp trong quá trình dạy học để cung cấp cho người học thông tin phản hồi kịp thời, xác nhận năng lực của người học đã được xác định trong chương trình qua chuẩn đầu ra năng lực;

(vi) Chương trình dạy học có tính mở, linh hoạt và luôn được cập nhật thay đổi các chủ điểm/đề phù hợp với những thay đổi của thực tiễn nghề nghiệp;

(vii) Môi trường học tập đa dạng, cởi mở, thân thiện trong điều kiện nhà trường và thế giới nghề nghiệp;

(viii) Giáo viên giảng dạy vừa là giáo viên ngoại ngữ, vừa là giáo viên chuyên ngành và chuyên gia hành nghề trong thế giới nghề nghiệp có năng lực sử dụng ngoại ngữ tham gia giảng dạy với vai trò là người thầy, chuyên gia về chuyên môn, tư vấn viên, giám sát viên...

2.1.2. Xây dựng chương trình các môn ngoại ngữ chuyên ngành theo tiếp cận năng lực

Xây dựng CTMH là quá trình lập kế hoạch và hướng dẫn việc học tập của người học do cơ sở giáo dục tiến hành với nhiều hoạt động, bước/giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, có 4 hoạt động chính cần thực hiện trong xây dựng CTMH: (i) Xác định người học cần gì hoặc muốn học gì và kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học cần đạt được; (ii) Xác định hình thức học tập phù hợp và điều kiện bổ trợ việc học tập; (iii) Tiến hành giảng dạy và đánh giá việc học tập; (iv) Chỉnh sửa CTMH thường xuyên cho phù hợp với nhu cầu học tập của người học.

Trong tổ chức đào tạo NNCN nói riêng, ngoại ngữ nói chung, các cơ sở giáo dục rất khó tìm thấy chỉ một cách tiếp cận duy nhất trong xây dựng chương trình. Thông thường, trong một chương trình NNCN bên cạnh một cách tiếp cận chủ đạo, có thể nhận ra các khía cạnh của các cách tiếp cận khác nhau. Trong lịch sử phát triển giáo dục ngoại ngữ, theo Richards & Rordge (2014), có ba hướng xây dựng chương trình ngoại ngữ chủ đạo, bao gồm cả chương trình môn NNCN: thiết kế tiến tới hay thiết kế thuận (forward design), thiết kế giữa (central design) và thiết kế quay ngược hoặc thiết kế ngược (backward design), cụ thể:

- Thiết kế tiến tới (forward design) bắt đầu bằng việc xác định nội dung à tiến trìnhà kết quả theo kiểu tuyến tính. Thiết kế tiến tới thường xuất hiện trong tiếp cận dạy học ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp, dạy học dựa trên nội dung chuyên ngành/môn và dạy học tích hợp ngôn ngữ và chuyên ngành.

- Thiết kế giữa (central design) bắt đầu bằng các tiến trình lớp học và phương pháp. Thiết kế dạy học giữa được hiểu như là quan điểm dạy học hướng theo việc học và tập trung vào người học. Dạy học dựa trên nhiệm vụ là một điển hình của thiết kế giữa trong đào tạo ngoại ngữ. Sơ đồ thiết kế dạy học theo thiết kế gữa gồm: tiến trìnhà nội dung và kết quả.

- Thiết kế quay ngược (backward design) với sơ đồ thiết kế dạy học kết quảà tiến trìnhà nội dung và là cách đối ngược của thiết kế tiến tới. Thiết kế quay ngược bắt đầu bằng việc cẩn thận chỉ rõ và phát biểu cụ thể các kết quả học tập; những quyết định về phương phát dạy học và nội dung được phát triển từ các kết quả đó. Dạy học ngoại ngữ dựa trên nhiệm vụ, dạy học theo TCNL và dạy học theo chuẩn/khung năng lực ngoại ngữ là những điển hình của thiết kế quay ngược; trong đó thiết kế ngược và dạy học theo TCNL được lựa chọn là hướng chủ đạo trong nghiên cứu này.

Cũng theo Richards & Rordge (2014), thiết kế dạy học ngoại ngữ theo TCNL có thể bao gồm: Nhận diện các nhiệm vụ cần thực hiện à Miêu tả các năng lực phải có à Nhận diện nội dung ngôn ngữ cần phát triển cho mỗi năng lực à  Phát triển nội dung dạy học à Thiết kế các cách thức dạy học à Những kết quả học tập. Theo đó, việc thiết kế chương trình môn NNCN theo TCNL cần quan tâm đến các gia đoạn/hoạt động sau: Phân tích nhu cầu; xác định các chủ đề trong chương trình; xác định các năng lực cho mỗi chủ đề/chương trình; xác định các kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ, kiến thức chuyên ngành cần cho mỗi chủ đề/bài  học và lựa chọn tài liệu dạy học.

2.1.3. Những yêu cầu trong xây dựng chương trình các môn ngoại ngữ chuyên ngành theo tiếp cận năng lực

Để lựa chọn được nội dung cho chương trình các môn NNCN ở các cơ sở GDNN thực sự đáp ứng nhu cầu của người học, của nghề đào tạo và sắp xếp nội dung đó theo trình tự hợp lý, phù hợp với điều kiện; các nhà thiết kế chương trình cần quan tâm một số yêu cầu sau đối với mỗi chương trình:

- Đảm bảo mục tiêu môn học theo năng lực người học và gắn với ngành, nghề đào tạo;

- Xây dựng dựa trên các bậc năng lực được mô tả trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (KNLNNVN);

- Đảm bảo xây dựng nội dung dạy học theo tiếp cận đa thành phần;

- Đảm bảo lấy hoạt động học của người học làm trung tâm trong quá trình dạy học;

- Đảm bảo tính liên thông và tiếp nối của việc dạy học ngoại ngữ cơ bản và giữa các giai đoạn học tập;

- Đảm bảo tính linh hoạt và tính mở.

2.2. Đề xuất và khuyến nghị về xây dựng chương trình các môn ngoại ngữ chuyên ngành du lịch theo tiếp cận năng lực ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

2.2.1. Đề xuất về xây dựng chương trình các môn ngoại ngữ chuyên ngành theo tiếp cận năng lực ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

Xây dựng chương trình các môn NNCN theo TCNL ở trường CĐDLHN đòi hỏi thay đổi về triết lý dạy học NNCN, cách thức xác định mục tiêu, nội dung dạy học và các hoạt động khác trong thiết kế chương trình. Những nghiên cứu về lý luận cho thấy việc xây dựng CTMH theo TCNL sẽ nâng cao hiệu quả dạy học môn học và môn NNCN sẽ thực sự là môn học chuyên môn ngành, nghề giữ vị trí đúng trong chương trình đào tạo của trường CĐDLHN. Xây dựng chương trình NNCN du lịch theo TCNL là một quá trình liên tục như một vòng tròn khép kín nhằm hoàn thiện không ngừng chương trình. Để đảm bảo chất lượng và định hướng thống nhất khi áp dụng trong thực tiễn ở trường CĐDLHN, tác giả xin đề xuất các bước và hoạt động triển khai xây dựng chương trình các môn NNCN theo TCNL cụ thể như sau:

Bước 1. Kế hoạch hóa việc xây dựng chương trình môn học

- Hoạt động 1: Thành lập Ban/Nhóm/Tổ biên soạn chương trình môn NNCN theo ngành, nghề đào tạo;

- Hoạt động 2: Phân tích đánh giá bối cảnh, tổng quan xu hướng, cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn;

- Hoạt động 3: Đánh giá các chương trình môn NNCN hiện tại;

- Hoạt động 4: Phân tích đánh giá nhu cầu/yêu cầu của sinh viên, người sử dụng lao động và kiến thức kỹ năng sẵn có của sinh viên;

          - Hoạt động 5: Đề xuất cấu trúc chương trình môn NNCN.

Bước 2. Thực hiện xây dựng chương trình môn học

- Hoạt động 1:  Xác định mục tiêu/chuẩn đầu ra môn NNCN theo năng lực;

- Hoạt động 2: Lựa chọn các chủ điểm/chủ đề/hoạt động chuyên môn tiêu biểu của ngành, nghề;

- Hoạt động 3: Xác định và nhóm các năng lực, kiến thức và kỹ năng ở mỗi chủ điểm/chủ đề/hoạt động chuyên môn nghề hoặc của chương trình;

- Hoạt động 4: Xác định các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, trong đó một số phương pháp dạy học NNCN đặc thù cần tăng cường khai thác sử dụng như dạy học cá nhân hoá, dạy học tích hợp, phát triển năng lực tự học và ứng dụng công nghệ thông tin;

- Hoạt động 5: Xác định các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá với việc khai thác đa dạng, linh hoạt trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, trắc nghiệm tự luận, hoạt động giao tiếp, dự án, tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, hội thoại đóng vai, đánh giá trên lớp học, đánh giá trực tuyến, đánh giá tại nơi làm việc, đánh giá cá nhân, đánh giá theo cặp, đánh giá theo nhóm…;

- Hoạt động 6: Xác định điều kiện thực hiện chương trình về đội ngũ tham gia giảng dạy,  người học, học liệu, phòng học, trang thiết bị dạy học;

- Hoạt động 7: Dự thảo chương trình.

Bước 3. Kiểm tra chương trình môn học

- Hoạt động 1: Tổ chức xin ý kiến về dự thảo chương trình;

- Hoạt động 2: Tổng hợp và phân tích dữ liệu về dự thảo chương trình.

Bước 4. Hoàn thiện và hướng dẫn sử dụng chương trình môn học

          - Hoạt động 1: Hoàn thiện và ban hành chương trình;

          - Hoạt động 2: Hướng dẫn sử dụng chương trình.

Những bước thực hiện xây dựng chương trình các môn NNCN theo TCNL ở trường CĐDLHN dựa trên những kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn, quán triệt sâu sắc triết lý giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực người học của Việt Nam. Các bước trên vừa có tính độc lập, lại vừa có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau. Những đề xuất nêu trên đi theo một trình tự chặt chẽ và có mối quan hệ mật thiết với nhau dựa trên mô hình quản lý chất lượng cải tiến liên tục. Quá trình triển khai áp dụng quy trình, tùy theo thời điểm, điều kiện thực tế nội hàm của các quy trình có thể điều chỉnh sao cho phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

2.2.2. Một số khuyến nghị

Để triển khai áp dụng thành công những đề xuất về xây dựng chương trình các môn NNCN theo TCNL ở trường CĐDLHN, tác giả xin có một số khuyến nghị như sau:

Thứ nhất, đối với cán bộ quản lý chuyên môn các cấp trong Nhà trường

- Cần nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng giáo dục định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất người học ở từng môn học trong tiếp cận đổi mới giáo dục Vệt Nam hiện nay nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng. Từ đó, có cơ chế, chính sách thúc đẩy việc dạy học theo TCNL ở Nhà trường; tổ chức các hoạt động tập huấn, hội thảo, xemina, bồi dưỡng liên quan đến TCNL trong đào tạo của nhà trường.

- Cần nâng cao hơn nữa vai trò quan trọng của môn NNCN trong nhà trường trước bối hội nhập và phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong giáo dục nghề nghiệp du lịch; cần tăng cường thời lượng cho một số môn NNCN; xây dựng chuẩn đầu ra ngành, nghề đào tạo của Nhà trường làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình các môn học/mô-đun thành phần.

- Tổ chức xây dựng chương trình các môn NNCN theo TCNL đảm bảo đúng chất lượng, hiệu quả theo hướng chương trình mở, linh hoạt khi triển khai áp dụng đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực cần thiết. Vì vậy, khi tổ chức xây dựng chương trình các môn NNCN, các nhà quản lý cần tạo điều kiện cho người tham gia xây dựng hoặc giảng viên về mặt cơ chế chính sách, tài chính, thời gian, tính tự chủ học thuật, tập huấn, thành lập nhóm/ban xây dựng chương trình cho từng ngành, nghề…; linh hoạt trong thiết kế cấu trúc chương trình phù hợp với đặc điểm của mỗi môn NNCN; tăng cường linh hoạt áp dụng cơ chế khoán trách nghiệm gắn với quyền lợi và bảo hộ quyền tác giả (ý tưởng khoa học và các sản phẩm khoa học liên quan) đối với chương trình và các tài liệu biên soạn liên quan trong quá trình triển khai áp dụng...

- Tăng cường công tác quản lý chất lượng môn học dựa trên yêu cầu cần đạt hoặc chuẩn đầu ra của môn học và các công cụ đánh giá kết quả dạy học độc lập; tăng cường đánh giá chất lượng môn học và sự giám sát của người học qua hệ thống khảo sát ý kiến phản hồi/đánh giá của người học khi kết thúc môn học; tăng cường tự chủ và trách nhiệm của khoa/bộ môn trong xác định nội dung, học liệu, thiết kế dạy học …đối với mỗi khóa sinh viên trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu cần đạt của môn học đã được xác định trong mỗi chương trình.

Thứ hai, đối với giảng viên giảng dạy môn NNCN

- Cần được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về dạy học và xây dựng chương trình môn NNCN theo TCNL để từ đó có khả năng vận dụng phù hợp vào hoạt động chuyên môn của mình.

- Cần thường xuyên tự nâng cao năng lực ngoại ngữ, kiến thức, kỹ năng ngành, nghề du lịch và kiến thức, kỹ năng liên môn học, năng lực công nghệ số để làm tốt công việc.

- Cần nghiên cứu kỹ chương trình đào của ngành, nghề, mục tiêu chương trình môn NNCN để điều chỉnh các năng lực cần hình thành, phát triển ở mỗi chủ đề cho phù hợp với đối tượng người học; xây dựng các câu hỏi/nhiệm vụ/ bài tập dạy học và đánh giá năng lực người học; kết hợp các mô hình, phương pháp, kỹ thuật, công nghệ vào dạy học, kiểm tra đánh giá sinh viên.

- Cần tích cực tham gia và tổ chức các hội thảo, tọa đàm khoa học để trao đổi lý luận và kinh nghiệm, trong đó có xây dựng và triển khai chương trình các môn NNCN tích hợp định hướng hình thành và phát triển năng lực sinh viên.

Thứ ba, đối với sinh viên học tập môn NNCN

- Cần nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của môn NNCN tích hợp trong việc hình thành và phát triển các năng lực (năng lực ngôn ngữ giao tiếp, năng lực nghề và năng lực chung) của bản thân.

- Cần phải thể hiện được vai trò tự giác, tích cực, chủ động khi thực hiện các nhiệm vụ/yêu cầu học tập và kiểm tra, đánh giá trong thực hiện tự học, tự đánh giá và đánh giá các bạn học.

- Cần chủ động xác định được các ưu nhược điểm về các năng lực của bản thân và tích cực khắc phục những năng lực còn hạn chế để chuẩn bị tốt cho việc học tập môn NNCN tại trường cũng như hành nghề du lịch trong tương lai.

- Cần chủ động và tích cực tìm hiểu quy chế, quy định về học tập kiểm tra, đánh trên lớp học truyền thống, trực tuyến, tại môi trường trải nghiệm nghề nghiệp sử dụng ngoại ngữ; chấp hành nghiêm túc quy chế, quy định về học tập,  kiểm tra, thi của nhà trường; có tinh thần đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong học tập và kiểm tra đánh giá ở môn học.

3. KẾT LUẬN

Môn NNCN là môn học quan trọng góp phần hình thành và phát triển năng lực người học, nhất là năng lực thực hiện nghề nghiệp bằng ngoại ngữ. Chính vì vậy, đổi mới xây dựng chương trình các môn NNCN theo TCNL của sinh viên trường CĐDLHN hiện nay là cấp thiết khi ngành du lịch đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ của người làm việc trong lĩnh vực du lịch; đặc biệt chú trọng đội ngũ nhân lực du lịch có năng lực thực hiện các hoạt động nghề nghiệp bằng ngoại ngữ. Triển khai xây dựng chương trình các môn NNCN theo TCNL ở trường CĐDLHN có thể coi là khâu đột phá quan trọng nhằm triển khai mô hình đào tạo nghề du lịch gắn với các hoạt động thực của thế giới việc làm trong du lịch và nhu cầu của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, xây dựng chương trình các môn NNCN theo TCNL là công việc cần có sự đồng thuận và thống nhất quan điểm của mọi thành viên trong Nhà trường, Khoa, Bộ môn chuyên ngành; phải được tiến hành có tính hệ thống với một khung thời gian, nguồn lực phù hợp.

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông, Ban hành theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018.

2.

Coyle, D., Hood, P., Marsh, D. (2010), Content and Language Integrated Learning, Cambridge University Press.

3.

Douglas, D. (2000), Assessing Languages for Specific Purposes, Cambridge University Press.

4.

Hoàng Văn Thái và các cộng sự (2021), Xây dựng chương trình các môn ngoại ngữ chuyên ngành theo tiếp cận năng lực ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Đề tài NCKH cấp trường năm 2021, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.

5.

María Luisa Pérez Canado (2013), Competency-based Language Teaching in Higher Education, Springer Science+Business Media Dordrecht.

6.

Nguyễn Vũ Bích Hiền, Nguyễn Thị Thu Hằng, Phạm Ngọc Long (2016), Phát triển và Quản lý chương trình giáo dục, NXB Đại học sư phạm.

7.

Richards, J., Rordge, T. (2014), Approaches and methods in language teaching – Third edition, Cambridge University Press.

8.

Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025, Quyết định số 2080/QĐ-TTg, ngày 22/12/2017.

9.

Trần Thị Thanh Thủy, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Văn Ninh, Nguyễn Mạnh Hưởng, Bùi Xuân Anh, Lưu Thị Thu Hà (2016), Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh – Quyển 2, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

10.

Trường ĐHNN-ĐHQGHN (2018), Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Dạy và học ngoại ngữ gắn với chuyên ngành trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Lý luận và thực tiễn”, Nxb ĐHQGHN.

 

                                                                        Bài viết: Hoàng Văn Thái

                                                                     Giảng viên Khoa Ngoại ngữ Du lịch

· Tổng kết một số kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội năm 2021
· Bàn về xây dựng chương trình các môn ngoại ngữ chuyên ngành theo tiếp cận năng lực tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
· Thúc đẩy hoạt động liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp theo hướng bền vững: nghiên cứu trường hợp đào tạo nghề quản trị khách sạn tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
· Các rào cản trong dạy học trực tuyến do ảnh hưởng đại dịch Covid 19: Trường hợp nghiên cứu tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
· Doanh nghiệp du lịch khu vực duyên hải Bắc Bộ tăng trưởng xanh - thực trạng và giải pháp
· Kịch bản chủ động thích nghi của ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19
· Hội thảo “Cách thức sử dụng dữ liệu khảo sát sinh viên tốt nghiệp để hỗ trợ cải cách quản trị và đảm bảo chất lượng tại các trường”
· Phát triển không gian truyền thông giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục nghề nghiệp
· Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH: Giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là trong quản lý Nhà nước
· OECD: Bài học thực tiễn trong việc xây dựng hệ thống GDNN có khả năng phục hồi nhanh và linh hoạt trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Covid-19
  xem tiếp...  
 
Trở lại
Tiếp tục

Giới thiệu

  • Giới thiệu chung
  • Quyết định thành lập
  • Quy chế tổ chức
  • Cơ cấu tổ chức
Xem tất cả

Đào tạo

  • Giới thiệu các hệ đào tạo
  • Quy chế đào tạo
  • Chương trình đào tạo
  • Lịch giảng dạy

Tuyển sinh

  • Thông tin tuyển sinh
  • Cao đẳng chính quy
  • Trung cấp chuyên nghiệp
  • Cao đẳng nghề chính quy
Xem tất cả

học sinh - sinh viên

  • Thông tin
  • Hoạt động
  • Việc làm sau tốt nghiệp
  • Việc làm thời vụ

quản lý nội bộ

  • Lịch công tác tuần
  • Văn phòng trực tuyến
  • Quản lý cán bộ công chức
  • Hòm thư
Xem tất cả

Trường cao đẳng du lịch hà nội

Địa chỉ : 236 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Copyright © 2014 Website Trường Cao Đẳng Du Lịch Hà Nội. All Rights Reserved.

Đại lý Kubet Omnichannel in sách giá rẻ tphcm công ty in ấn Gia Định tphcm Ku Bet dịch vụ digital marketing dịch vụ seo tổng thể