Trường cao đẳng Du lịch Hà Nội

  • vn
  • en
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Quy chế tổ chức
    • Cơ cấu tổ chức
    • Tổ chức đoàn thể
    • Nội quy lao động
    • Kỷ niệm 45 năm
    • Kỷ niệm 50 năm
  • Tuyển sinh
    • Thông tin tuyển sinh
    • Cao đẳng chính quy
    • Trung cấp chuyên nghiệp
    • CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HỆ SONG BẰNG 9 +
    • Đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn
  • Đào tạo
    • Các trình độ đào tạo
    • Chương trình đào tạo
    • Lịch giảng dạy
  • Học sinh-Sinh viên
    • CỔNG THÔNG TIN HSSV
    • Thông tin
    • Hoạt động
    • Việc làm sau tốt nghiệp
    • Việc làm thời vụ
  • Nghiên cứu Khoa học
    • Năng lực
    • Danh mục công trình
    • Nghiên cứu trao đổi
  • Hợp tác-Liên kết
    • Hợp tác trong nước
    • Hợp tác quốc tế
    • Liên kết tuyển sinh
  • nội bộ
    • Tin tức
    • Lịch công tác tuần
    • Form mẫu văn bản
  • Thư viện số
    • 1. HTC DIGITAL LIBRARY
    • 2. HTC DIGITAL LIBRARY
  • Kỷ niệm trường
Trường Du lịch Trường Du lịch Trường Du lịch Trường Du lịch Trường Du lịch
    Bố cục trang chuyên mục   Bố cục riêng cho tin này Home Biên tập  Quản trị  Logout 
 

Chuyên mục ⁄

  • Giới thiệu chung
    • Quy chế tổ chức
    • Cơ cấu tổ chức
    • Tổ chức đoàn thể
    • Nội quy lao động
  • Tuyển sinh
    • Thông tin tuyển sinh
    • Cao đẳng chính quy
    • Trung cấp chuyên nghiệp
    • CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HỆ SONG BẰNG 9 +
    • Đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn
  • Đào tạo
    • Giới thiệu các hệ đào tạo
    • Chương trình đào tạo
    • Lịch giảng dạy
  • Học sinh - Sinh viên
    • CỔNG THÔNG TIN HSSV
    • Thông tin
    • Hoạt động
    • Việc làm sau tốt nghiệp
    • Việc làm thời vụ
  • Nghiên cứu khoa học
    • Năng lực
    • Danh mục công trình
    • Nghiên cứu trao đổi
  • Hợp tác - Liên kết
    • Hợp tác trong nước
    • Hợp tác quốc tế
    • Liên kết tuyển sinh
  • Quản lý nội bộ
    • Tin tức
    • Lịch công tác tuần
    • Văn phòng trực tuyến
    • Form mẫu văn bản
  • Tin tức xã hội
    • Tin ngành du lịch
    • Tin trong nước
    • Tin quốc tế
  • Thư viện ảnh

 
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI /
Chính sách tài chính hỗ trợ du lịch phục hồi sau Covid-19 tại Việt Nam
14/06/2022


TÓM TẮT

Bài viết giới thiệu chính sách tài chính hỗ trợ phát triển du lịch tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay khi du lịch Việt Nam phục hồi và phát triển sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Trong số các chính sách tài chính, công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô, nội dung bài viết tập trung phân tích thực tế áp dụng công cụ thuế và chi ngân sách nhà nước nhằm hỗ trợ ngành du lịch phục hồi. Từ đó, chỉ ra sự cần thiết và giải pháp quản lý cân bằng chi tiêu và thuế của Chính phủ nhằm vừa đảm bảo thu ngân sách nhà nước, vừa đảm bảo hỗ trợ du lịch Việt Nam phát triển, nhất là trong thời kỳ phục hồi sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Từ khóa: Chính sách tài chính; Covid-19; Phát triển du lịch; Tác động

ĐẶT VẤN ĐỀ

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, ngày càng có vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến toàn bộ nền kinh tế và ảnh hưởng nặng nề đến ngành “công nghiệp không khói” này. Đại dịch Covid-19 đã làm cho các chỉ tiêu về lượng khách, tổng thu từ khách du lịch giảm sâu, đội ngũ doanh nghiệp và nhân lực du lịch rời bỏ ngành tăng vọt. Để hỗ trợ cho du lịch phát triển, khắc phục ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hàng loạt các chính sách tài chính đã được Nhà nước thể hiện thông qua việc sử dụng các công cụ thuế, công cụ chi ngân sách nhà nước. Với vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, trong quá trình vận hành của mình, các chính sách tài chính luôn nhằm mục tiêu phát triển ổn định bền vững kinh tế ngành, trong đó ngành du lịch được chú trọng trong giai đoạn sau Covid-19.

Chính sách tài chính được Nhà nước sử dụng nhằm hỗ trợ phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ hậu Covid- 19 thông qua một số công cụ dưới đây:

CÔNG CỤ THUẾ

Một số công cụ thuế điển hình mà nhà nước đã sử dụng bao gồm:

Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

            Hiện nay, sản phẩm và dịch vụ du lịch ở Việt Nam đang chịu thuế GTGT với mức thuế suất 10%. Đây là mức thuế suất phổ thông mà hầu hết các nước đều áp dụng. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ du lịch cho khách ngoại quốc bởi họ đã chấp nhận mức thuế suất này như một thông lệ quốc tế. Về phương pháp tính thuế, thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ du lịch được tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng hoặc theo phương pháp khấu trừ. Việc thực hiện hoàn thuế GTGT mà Việt Nam đang áp dụng với cách thức thuận tiện, thủ tục đơn giản đã có tác động tích cực rõ rệt tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch. Các quốc gia không áp dụng hoàn thuế trong trường hợp này hiển nhiên sẽ kém lợi thế so sánh hơn trong việc thu hút khách du lịch. Với tâm lý thoải mái, du khách sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho hàng hoá, qua đó kích thích sản xuất trong nước tăng trưởng, đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ, đồng thời là cơ hội để phát triển hình thức du lịch mua sắm. Cần ghi nhận đây là một chính sách tích cực từ phía Nhà nước nhằm hỗ trợ ngành du lịch tăng cường hiệu quả quảng bá hình ảnh và tham gia sâu hơn vào hội nhập quốc tế.

Theo Nghị định 92/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2021, đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch được giảm 30% thuế suất GTGT (tính thuế theo phương pháp khấu trừ), giảm 30% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT (tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu) trong các tháng 11 và 12 năm 2021. Ngày 28 tháng 1 năm 2022, Chính phủ ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022, giảm từ 10% xuống còn 8% thuế suất GTGT, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế 10% của cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Chính sách này đã hỗ trợ, kích cầu tiêu dùng, khuyến khích khách du lịch mua sắm, chi tiêu nhiều hơn, doanh nghiệp du lịch thu hút được khách du lịch nhiều hơn. Doanh thu tăng lên, tạo điều kiện cho doanh nghiệp du lịch duy trì và phục hồi sản xuất và mở rộng kinh doanh, duy trì việc làm cho nhân lực du lịch, góp phần khôi phục nền kinh tế sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Mặt khác, Nhà nước còn gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng năm 2021 theo Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021, thời gian gia hạn là 6 tháng kể từ ngày 31/5/2021. Theo Nghị định 92/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được miễn thuế GTGT phát sinh từ hoạt động kinh doanh trong quý III và IV năm 2021. Gia hạn, miễn nộp thuế tác động trực tiếp đến doanh nghiệp du lịch bởi doanh nghiệp được hoãn nộp tiền thuế, sử dụng số tiền thuế vào hoạt động kinh doanh khắc phục khó khăn mà không phải tính lãi.

Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)

            Thuế TTĐB đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ Nhà nước không khuyến khích tiêu dùng vì có hại cho sức khỏe (thuốc lá, rượu, bia...), cần tiêu dùng tiết kiệm (như xăng gốc hóa thạch) hoặc hàng hóa, dịch vụ cao cấp, đắt tiền điều tiết thu nhập (ô tô, máy bay, du thuyền...). Về thuế suất, mức áp dụng ở Việt Nam cũng tương đương các quốc gia trên thế giới, thậm chí thấp hơn một số quốc gia trong khu vực. Đây là một lợi thế của du lịch Việt Nam khi với thuế suất thấp hơn, cộng với chênh lệch về tỷ giá và sức mua của đồng tiền, du khách ngoại quốc sẵn sàng chi tiêu hào phóng hơn cho các hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB với giá cả thấp hơn ở quốc gia quê hương. Qua đó, ngành du lịch sẽ thu hút được nhiều hơn ngoại tệ về cho nền kinh tế. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, lượng khách du lịch sụt giảm nghiêm trọng làm cho doanh thu của doanh nghiệp không đủ bù đắp chi phí đầu vào. Theo Nghị định 92/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được miễn thuế TTĐB phát sinh từ hoạt động kinh doanh du lịch trong quý III và IV năm 2021.

Thuế bảo vệ môi trường (BVMT)

Ngành du lịch là một ngành sử dụng và khai thác các nguồn tài nguyên của quốc gia một cách thường xuyên liên tục nhất như tài nguyên biển, mặt đất, mặt nước, nước ngầm, cảnh quan thiên nhiên, kết cấu địa lý hay các yếu tố tự nhiên khác. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành của mình, ngành du lịch để lại không ít các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên nên tất cả các sản phẩm du lịch khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường đều là đối tượng chịu thuế BVMT như xăng, dầu, nhiên liệu bay, túi ni-lông. Việc chịu thuế BVMT sẽ góp phần làm tăng giá thành sản phẩm du lịch. Cần nhìn nhận loại thuế này như một nhân tố tích cực góp phần vào việc phát triển du lịch bền vững trong dài hạn, chứ không chỉ đơn thuần là một gánh nặng tài chính làm tăng giá thành sản phẩm du lịch.

Hàng không, dịch vụ vận chuyển khách du lịch là một trong những ngành chịu thiệt hại nặng nề do dịch Covid-19. Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết quy định mức thuế BVMT đối với nhiên liệu bay từ ngày 1/8/2020 đến 31/12/2021 là 2.100 đồng/lít (giảm 30% so với quy định tại Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14). Việc giảm 30% mức thu thuế BVMT đối với nhiên liệu bay đã đem lại hiệu ứng tích cực nhất định cho ngành hàng không nói chung và doanh nghiệp vận tải hàng không nói riêng; đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng được chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh Covid-19. Qua đó, giúp các doanh nghiệp vận tải hàng không giảm chi phí nhiên liệu đầu vào, duy trì hoạt động trong giai đoạn khó khăn. Kể từ ngày 01/01/2022, mức thuế BVMT với nhiên liệu bay quay về mức 3.000 đồng/lít, vì vậy, để phát huy mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp hàng không vượt qua giai đoạn khó khăn do tác động của dịch Covid-19 trong giai đoạn tiếp theo, Bộ Tài chính đang đề xuất mức giảm thuế BVMT đối với nhiên liệu bay trong năm 2022 còn 1.500 đồng/lít (giảm 50% so với quy định tại Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14). Theo Nghị định 92/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh du lịch được miễn thuế BVMT phát sinh từ hoạt động kinh doanh trong quý III và IV năm 2021.

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Thuế TNDN đã có những điều chỉnh theo xu hướng ngày càng có lợi cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp du lịch nói riêng. Nhà nước đã từng bước điều chỉnh giảm dần mức thuế suất phổ thông từ 32% xuống 28%, xuống 25%, xuống còn 22% và giảm còn 20% từ 1/1/2016 đảm bảo tính cạnh tranh, hấp dẫn thu hút đầu tư so với các nước trong khu vực. Phần thu ngân sách nhà nước giảm xuống chính là phần lợi nhuận tăng thêm của doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp tăng thêm nguồn vốn tái đầu tư, phát triển hoạt động kinh doanh. Mặt khác, việc nới rộng một số khoản chi phí tính thuế đã tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp du lịch, nhất là các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ, giữ lại được nhiều lợi nhuận hơn để hạ giá thành sản phẩm, tái đầu tư, mở rộng quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc bãi bỏ quy định khống chế chi phí quảng cáo, tiếp thị, hoa hồng môi giới theo chỉ tiêu tổng chi phí đã góp phần "cởi trói" cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp du lịch nói riêng, tạo tiền đề cho việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn. Để hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, theo Nghị định 92/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp du lịch được giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của năm 2021 khi doanh thu năm 2021 nhỏ hơn 200 tỷ đồng và giảm so với năm 2019. Miễn thuế TNDN trong quý III và IV năm 2021 cho hộ, cá nhân kinh doanh du lịch nếu hoạt động trên địa bàn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ngoài ra, tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam cho kỳ tính thuế năm 2022.

Thuế nhập khẩu

Đối với hàng hóa là trang thiết bị nhập khẩu theo danh mục quy định để tạo tài sản cố định của dự án được ưu đãi về thuế nhập khẩu, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA đầu tư về khách sạn, sân golf, khu du lịch sẽ được miễn thuế lần đầu. Danh mục các hàng hoá được miễn thuế nhập khẩu lần đầu này bao gồm trang thiết bị phòng khách sạn và trang trí nội thất; thiết bị vệ sinh; trang thiết bị nội thất phòng khách; trang thiết bị bếp, phòng ăn, nhà hàng, quầy bar; tranh, tượng, thảm và các vật trang trí khác; tủ lạnh, ti vi, lò vi sóng, máy hút khói, hút bụi, khử mùi, ly, tách, đĩa, chén, bát; thiết bị nghe nhìn; dụng cụ đánh golf. Đây là những hỗ trợ lớn từ phía Nhà nước đối với việc hình thành tài sản ban đầu của doanh nghiệp du lịch, góp phần làm giảm chi phí đầu tư và hạ giá thành sản phẩm du lịch.    

Đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải du lịch mức thuế nhập khẩu đang áp cho một số phương tiện vận tải là quá cao. Nếu tính thêm cả lệ phí trước bạ, phí cấp biển kiểm soát, phí bảo hiểm thì giá trị một chiếc xe ô tô có thể tăng lên từ 2,5 đến 3 lần so với giá trị nhập khẩu. Các doanh nghiệp du lịch buộc phải chấp nhận gánh nặng chi phí này và tính toán phân bổ làm sao để vừa đảm bảo yếu tố lợi nhuận vừa đảm bảo yếu tố cạnh tranh. Các doanh nghiệp du lịch cũng phải tính toán sử dụng một cách hợp lý nhất nguồn vốn và các đòn bẩy tài chính trong đầu tư mua sắm ban đầu để giữ ổn định dòng tiền trong khi chờ đợi những động thái cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu theo lộ trình thực hiện các Hiệp ước quốc tế, Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã và sẽ tham gia.

CÔNG CỤ CHI NGÂN SÁCH

Đối với doanh nghiệp du lịch

Giảm giá điện: Năm 2020, các cơ sở lưu trú du lịch được áp dụng theo giá điện sản xuất đã được thực hiện 2 đợt: Đợt 1 (tháng 4, 5, 6/2020) và đợt 2 (tháng 10, 11, 12/2020). Năm 2021, Chính phủ tiếp tục hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 3 cho các khách hàng sử dụng điện. Theo đó, các cơ sở lưu trú du lịch tiếp tục được giảm giá điện từ tháng 6 đến tháng 12/2021.

Giảm tiền thuê đất: Năm 2020, chính sách giảm tiền thuê đất được triển khai theo Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ. Tiền thuê đất phải nộp của năm 2020 được giảm 15% theo Quyết định số 22/2020/QĐ-TTg ngày 10/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về giảm tiền thuê đất. Theo Quyết định số 27/2021/QĐ-TTg tiền thuê đất phải nộp của năm 2021 được giảm 30% đối với tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm, không thực hiện giảm trên số tiền thuê đất còn nợ của các năm trước năm 2021 và tiền chậm nộp (nếu có).

Giảm tiền ký quỹ: Giảm 80% tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành đến hết năm 2023. Nghị định 94/2021/NĐ-CP ngày 28/10/2021 sửa đổi, bổ sung Điều 14 của Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch về mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành. Theo đó, giảm 80% tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành đến hết ngày 31/12/2023. Cụ thể: Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20 triệu đồng (mức cũ là 100 triệu đồng). Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế: i) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50 triệu đồng (mức cũ là 250 triệu đồng); ii) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100 triệu đồng (mức cũ là 500 triệu đồng); iii) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100 triệu đồng (mức cũ là 500 triệu đồng)

Giảm phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh lữ hành: Theo Thông tư số 35/2020/TT-BTC ngày 5/5/2020 và Thông tư số 112/2020/TT-BTC ngày 29/12/2020 của Bộ Tài chính, kéo dài đến hết năm 2021 theo quy định Thông tư số 47/2021/TT-BTC ngày 24/6/2021 giảm 50% phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh lữ hành. Mức thu phí, lệ phí sau khi giảm 50% còn như sau:

Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa:

Cấp mới: 1.500.000 đồng/giấy phép (mức cũ là 3.000.000 đồng/giấy phép)

Cấp đổi: 1.000.000 đồng/giấy phép (mức cũ là 2.000.000 đồng/giấy phép)

Cấp lại: 750.000 đồng/giấy phép (mức cũ là 1.500.000 đồng/giấy phép)

Phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch (bao gồm: cấp mới, cấp đổi, cấp lại):

Đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và nội địa: 325.000 đồng/thẻ (mức cũ là 650.000 đồng/thẻ)

Đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm: 100.000 đồng/thẻ (mức cũ là 200.000 đồng/thẻ)

Đối với lao động du lịch

Chính phủ cũng ban hành chính sách hỗ trợ người lao động là hướng dẫn viên du lịch gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Cụ thể, ngày 01/7/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, theo đó hỗ trợ 3.710.000 đồng/người đối với hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hành nghề hướng dẫn viên du lịch bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021. Ngày 7/7/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định cụ thể về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP. Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ cũng có chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động được vay vốn trả lương ngừng việc hoặc vay vốn trả lương cho người lao động để khôi phục sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp khi đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ. Mức hỗ trợ tối đa là 1.500.000 đồng/người lao động/tháng và thời gian hỗ trợ tối đa 6 tháng.

Nghị quyết 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 hỗ trợ bằng tiền cho người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, người lao động trong doanh nghiệp du lịch được hưởng mức hỗ trợ như sau:

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 12 tháng: hỗ trợ 1.800.000 đồng/người; Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng đến dưới 60 tháng: hỗ trợ 2.100.000 đồng/người; Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 60 tháng đến dưới 84 tháng: hỗ trợ 2.400.000 đồng/người; Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 84 tháng đến dưới 108 tháng: hỗ trợ 2.650.000 đồng/người; Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 108 tháng đến dưới 132 tháng: hỗ trợ 2.900.000 đồng/người; Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 132 tháng trở lên: hỗ trợ 3.300.000 đồng/người.

KẾT LUẬN

Bài viết tập trung phân tích về việc sử dụng công cụ thuế, công cụ chi ngân sách nhà nước và các chính sách ưu đãi khác của nhà nước đã được triển khai thời gian qua. Qua đó, khẳng định ý nghĩa quan trọng sử dụng chính sách tài chính để hỗ trợ, ưu đãi không chỉ tiết kiệm chi phí cho người dân, kích cầu tiêu dùng mà còn thúc đẩy doanh nghiệp du lịch đầu tư, tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, để ngành du lịch tiếp tục "sứ mệnh" trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]     Chính phủ, Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

[2]     Chính phủ, Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19

[3]     Các tài liệu, văn bản khác về chế độ, chính sách hỗ trợ, khắc phục khó khăn do Covid-19

Bài viết: Đồng Văn Nam

Khoa Tài chính kế toán Du lịch

· Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội cho mục đích học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
· Một số kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội năm 2023
· Hội thảo nghiệm thu chương trình môn học Khoa Quản trị Lữ hành - Hướng dẫn
· Phát triển nguồn nhân lực ẩm thực của Hà Nội gắn với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay
· Nghiên cứu khám phá về cà phê từ nơi trồng đến đồ uống “hoàn hảo"
· Thúc đẩy hợp tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nghề hướng dẫn du lịch
· Xây dựng văn hóa học đường trong thực hiện chiến lược phát triển Nhà trường đến năm 2026, tầm nhìn 2030
· Định hướng trong xây dựng và khai thác mạng lưới cựu học sinh, sinh viên tại Khoa Quản trị Lữ hành, Hướng dẫn
· Nhận diện nhân tố định hình thương hiệu điểm đến du lịch Việt Nam vươn tầm khu vực và quốc tế
· Xây dựng phương án tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập
  xem tiếp...  
 
Trở lại
Tiếp tục

Giới thiệu

  • Giới thiệu chung
  • Quyết định thành lập
  • Quy chế tổ chức
  • Cơ cấu tổ chức
Xem tất cả

Đào tạo

  • Giới thiệu các hệ đào tạo
  • Quy chế đào tạo
  • Chương trình đào tạo
  • Lịch giảng dạy

Tuyển sinh

  • Thông tin tuyển sinh
  • Cao đẳng chính quy
  • Trung cấp chuyên nghiệp
  • Cao đẳng nghề chính quy
Xem tất cả

học sinh - sinh viên

  • Thông tin
  • Hoạt động
  • Việc làm sau tốt nghiệp
  • Việc làm thời vụ

quản lý nội bộ

  • Lịch công tác tuần
  • Văn phòng trực tuyến
  • Quản lý cán bộ công chức
  • Hòm thư
Xem tất cả

Trường cao đẳng du lịch hà nội

Địa chỉ : 236 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Số điện thoại: 0243 7562339; 0243 7560745; 0243 7540287

Copyright © 2014 Website Trường Cao Đẳng Du Lịch Hà Nội. All Rights Reserved.