Trường cao đẳng Du lịch Hà Nội

  • vn
  • en
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Quy chế tổ chức
    • Cơ cấu tổ chức
    • Tổ chức đoàn thể
    • Nội quy lao động
    • Kỷ niệm 45 năm
    • Kỷ niệm 50 năm
  • Tuyển sinh
    • Thông tin tuyển sinh
    • Cao đẳng chính quy
    • Trung cấp chuyên nghiệp
    • CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HỆ SONG BẰNG 9 +
    • Đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn
  • Đào tạo
    • Các trình độ đào tạo
    • Chương trình đào tạo
    • Lịch giảng dạy
  • Học sinh-Sinh viên
    • CỔNG THÔNG TIN HSSV
    • Thông tin
    • Hoạt động
    • Việc làm sau tốt nghiệp
    • Việc làm thời vụ
  • Nghiên cứu Khoa học
    • Năng lực
    • Danh mục công trình
    • Nghiên cứu trao đổi
  • Hợp tác-Liên kết
    • Hợp tác trong nước
    • Hợp tác quốc tế
    • Liên kết tuyển sinh
  • nội bộ
    • Tin tức
    • Lịch công tác tuần
    • Form mẫu văn bản
  • Thư viện số
    • 1. HTC DIGITAL LIBRARY
    • 2. HTC DIGITAL LIBRARY
  • Kỷ niệm trường
Trường Du lịch Trường Du lịch Trường Du lịch Trường Du lịch Trường Du lịch
    Bố cục trang chuyên mục   Bố cục riêng cho tin này Home Biên tập  Quản trị  Logout 
 

Chuyên mục ⁄

  • Giới thiệu chung
    • Quy chế tổ chức
    • Cơ cấu tổ chức
    • Tổ chức đoàn thể
    • Nội quy lao động
  • Tuyển sinh
    • Thông tin tuyển sinh
    • Cao đẳng chính quy
    • Trung cấp chuyên nghiệp
    • CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HỆ SONG BẰNG 9 +
    • Đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn
  • Đào tạo
    • Giới thiệu các hệ đào tạo
    • Chương trình đào tạo
    • Lịch giảng dạy
  • Học sinh - Sinh viên
    • CỔNG THÔNG TIN HSSV
    • Thông tin
    • Hoạt động
    • Việc làm sau tốt nghiệp
    • Việc làm thời vụ
  • Nghiên cứu khoa học
    • Năng lực
    • Danh mục công trình
    • Nghiên cứu trao đổi
  • Hợp tác - Liên kết
    • Hợp tác trong nước
    • Hợp tác quốc tế
    • Liên kết tuyển sinh
  • Quản lý nội bộ
    • Tin tức
    • Lịch công tác tuần
    • Văn phòng trực tuyến
    • Form mẫu văn bản
  • Tin tức xã hội
    • Tin ngành du lịch
    • Tin trong nước
    • Tin quốc tế
  • Thư viện ảnh

 
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI /
Nội dung chính liên quan đến định hướng quy hoạch, đầu tư phát triển trường cao đẳng chất lượng cao trong hệ thống giáo dục nghê nghiệp đến 2025
15/09/2022


TS. Khương Thị Nhàn

Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

 

Tóm tắt: Trên cơ sở Quyết định số 1363/QĐ-TTg  ngày 11/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án “Phát triển trường cao đẳng chất lượng cao đến năm 2025”, bài viết tập trung nghiên cứu một số định hướng, mục tiêu cơ bản của Đề án, từ đó làm trình bày kế hoạch nêu rõ 8 nhiệm vụ, giải pháp triển khai để đạt mục tiêu đề ra. Quan trọng hơn, bài viết nêu rõ dự kiến đầu tư huy động nguồn lực để đảm bảo sự khả thi và lộ trình thực hiện qui hoạch phát triên hệ thống các trường cao đẳng chất lượng cao đến năm 2025. Bài viêt rất bổ ích khi cập nhật cơ chế, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ và đầu tư cho các trường cao đẳng chất lượng cao trong thời gian tới.

 

Từ khóa: cơ chế, chính sách, trường cao đẳng, chất lượng cao, giáo dục nghề nghiệp

 

A. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CHẤT LƯỢNG CAO ĐẾN NĂM 2025”

1. Một số nội dung cơ bản của Quyết định số 1363/QĐ-TTg 

1.1. Về định hướng

- Phát triển trường cao đẳng chất lượng cao đào tạo nhân lực trực tiếp cho các ngành, nghề sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp, có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

- Phát triển trường cao đẳng chất lượng cao trên cơ sở kế thừa, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm về đào tạo nghề của thế giới; bảo đảm tính hệ thống, dài hạn, có lộ trình, bước đi phù hợp, các giải pháp đồng bộ, khả thi.

- Phát triển trường cao đẳng chất lượng cao theo hướng “mở”. Nhà nước có cơ chế, chính sách đặc thù, hỗ trợ đầu tư cho các trường được lựa chọn để đạt tiêu chí của trường cao đẳng chất lượng cao; đồng thời khuyến khích, đẩy mạnh xã hội hóa để những trường cao đẳng khác được đánh giá, công nhận là trường cao đẳng chất lượng cao.

 

1.2. Về mục tiêu Đề án

a. Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 40 trường cao đẳng chất lượng cao và đến năm 2025 có khoảng 70 trường cao đẳng chất lượng cao đủ năng lực đào tạo một số ngành, nghề được các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN hoặc quốc tế công nhận, đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao cho hội nhập, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam.

b. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2020: Thí điểm đào tạo 34 ngành, nghề theo các chương trình đào tạo được chuyển giao từ nước ngoài theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ưu tiên hỗ trợ đầu tư tập trung, đồng bộ cho những trường được lựa chọn có năng lực đào tạo tốt để đến năm 2020 có khoảng 40 trường được đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao.

- Giai đoạn 2021 - 2025: Từng bước mở rộng đào tạo các ngành, nghề đã thí điểm, có học sinh, sinh viên tốt nghiệp được các tổ chức giáo dục đào tạo quốc tế có uy tín đánh giá, công nhận văn bằng, chứng chỉ. Phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 70 trường được đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao, trong đó 03 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20, 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4.

1.3. Về tiêu chí trường cao đẳng chất lượng cao

Quyết định số 1363/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã quy định tiêu chí của trường cao đẳng chất lượng cao gồm 05 tiêu chí (trong đó tiêu chí đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp là điều kiện tiên quyết), gồm: (1) Quy mô đào tạo; (2) Trình độ nhà giáo; (3) Gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo và việc làm sau đào tạo; (4) Quản trị nhà trường; (5) Trình độ học sinh, sinh viên sau đào tạo. Theo đó, trường được công nhận là trường cao đẳng chất lượng cao khi đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đáp ứng các tiêu chí của trường cao đẳng chất lượng cao.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan xây dựng Quy định chi tiết tiêu chí và quy trình đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao. Hướng dẫn tổ chức thực hiện và công nhận trường cao đẳng chất lượng cao theo quy định.

B. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CHẤT LƯỢNG CAO ĐẾN NĂM 2025”

Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng, ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 11/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án “Phát triển trường cao đẳng chất lượng cao đến năm 2025” tại Quyết định số 982/QĐ-LĐTBXH ngày 26/8/2021. Trong đó, đã xây dựng cụ thể các giải pháp, phân công thực hiện cụ thể tới các bộ, ngành, địa phương, cụ thể:

I. Các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu

Kế hoạch đã đưa ra 08 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, gồm:

1. Tăng cường công tác truyền thông về đào tạo nhân lực có tay nghề và phát triển trường chất lượng cao

Tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, tạo sự đồng thuận, huy động được sự tham gia tích cực của toàn xã hội về đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

2. Xây dựng, ban hành quy định chi tiết các tiêu chí và quy trình đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao

a) Xây dựng, ban hành quy định chi tiết các tiêu chí trường cao đẳng chất lượng cao (về quy mô đào tạo; trình độ nhà giáo; gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo và việc làm sau đào tạo; quản trị nhà trường; trình độ học sinh, sinh viên sau đào tạo) và quy trình đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao.

b) Xây dựng Sổ tay hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức tự đánh giá, chấm điểm mức độ đạt được theo bộ tiêu chí, tiêu chuẩn trường cao đẳng chất lượng cao.

3. Phê duyệt danh sách các trường cao đẳng công lập có năng lực đào tạo tốt, gần đáp ứng các tiêu chí của trường cao đẳng chất lượng cao

a) Phê duyệt danh sách các trường cao đẳng công lập có năng lực đào tạo tốt, gần đáp ứng các tiêu chí của trường cao đẳng chất lượng cao để có kế hoạch, lộ trình hỗ trợ đầu tư, tăng cường năng lực đào tạo.

b) Hàng năm, tùy theo tình hình thực tế, thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung danh sách các trường cao đẳng công lập có năng lực đào tạo tốt, gần đáp ứng các tiêu chí của trường cao đẳng chất lượng cao để có kế hoạch, lộ trình hỗ trợ đầu tư, tăng cường năng lực đào tạo và được đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao, bảo đảm đạt được mục tiêu Đề án đề ra.

4. Xây dựng, tổng hợp quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư phát triển trường chất lượng cao

a) Hướng dẫn xây dựng quy hoạch, kế hoạch về phát triển trường chất lượng cao trên cả nước.

b) Lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư trường cao đẳng chất lượng cao đến năm 2025.

c) Xây dựng, triển khai thực hiện Chương trình đầu tư công “Đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, thiết bị và điều kiện đảm bảo chất lượng cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 và G20” giai đoạn 2021-2025.

d) Xây dựng, triển khai Dự án đầu tư Trung tâm Quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao tại 03 miền Bắc, Trung, Nam thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt.

đ) Xây dựng phương án, lộ trình hỗ trợ đầu tư tập trung, đồng bộ cho các trường được lựa chọn phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ.

e) Tổng hợp, quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư phát triển trường chất lượng cao vào quy hoạch phát triển nhân lực chung của cả nước.

5. Tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng, đổi mới công tác quản lý và giảng dạy theo hướng tiếp cận trình độ của các nước tiên tiến trên thế giới đối với các trường cao đẳng được lựa chọn nhằm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đáp ứng các tiêu chí của trường cao đẳng chất lượng cao

a) Phát triển chương trình, giáo trình đào tạo

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án “Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; đào tạo thí điểm các ngành, nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Từng bước nhân rộng đào tạo các ngành, nghề đã thí điểm theo chương trình chuyển giao trong hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Xây dựng và ban hành chương trình đào tạo trên cơ sở khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp cho từng ngành, nghề đào tạo.

b) Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp và học sinh, sinh viên

- Đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp theo yêu cầu của chương trình đào tạo được chuyển giao, chương trình đào tạo ngành, nghề trọng điểm.

- Đào tạo ngoại ngữ, tin học cho nhà giáo, cán bộ quản lý và học sinh, sinh viên học các ngành, nghề trọng điểm có đủ năng lực, trình độ quản lý, giảng dạy, học tập và nghiên cứu theo tiêu chí của trường cao đẳng chất lượng cao.

- Đào tạo, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử, ý thức tuân thủ luật pháp, chấp hành kỷ luật lao động, năng lực hướng nghiệp, năng lực khởi nghiệp, năng lực hội nhập quốc tế, năng lực số hóa và kỹ năng mềm, phát huy khả năng chủ động, sáng tạo cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và học sinh, sinh viên của trường cao đẳng chất lượng cao.

c) Hỗ trợ đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, phần mềm, học liệu đào tạo theo yêu cầu của chương trình đào tạo được chuyển giao và chương trình đào tạo ngành, nghề trọng điểm.

d) Xây dựng, áp dụng hệ thống bảo đảm chất lượng. Đẩy mạnh hoạt động phát triển kỹ năng nghề cho người học và người lao động và hoạt động đánh giá kỹ năng nghề theo hướng chuẩn hóa, trên cơ sở khung kỹ năng nghề quốc gia. Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp không thấp hơn tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

6. Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển trường cao đẳng chất lượng cao

a) Xây dựng, hoàn thiện nhóm cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh tự chủ, xã hội hóa, khuyến khích các trường cao đẳng (công lập và tư thục) tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng, nâng cao năng lực đào tạo nhằm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng và đáp ứng các tiêu chí của trường cao đẳng chất lượng cao, cụ thể:

- Ưu đãi về tín dụng đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo theo quy định của pháp luật;

- Ưu đãi về thuế đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gắn với đạo tạo theo quy định của pháp luật;

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; sử dụng chương trình, giáo trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm;

- Thí điểm đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo các ngành, nghề trọng điểm từ ngân sách nhà nước.

b) Xây dựng, hoàn thiện nhóm cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, ưu tiên các doanh nghiệp trực tiếp cùng với nhà trường tổ chức đào tạo một số ngành, nghề trọng điểm gắn với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp khi tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở lợi ích và trách nhiệm xã hội.

c) Xây dựng nhóm cơ chế, chính sách ưu tiên đặt hàng, giao nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ đào tạo giáo dục nghề nghiệp từ ngân sách nhà nước đối với các trường được công nhận là trường cao đẳng chất lượng cao.

7. Kiểm định, đánh giá, công nhận trường chất lượng cao

a) Hàng năm, các bộ, ngành, địa phương hướng dẫn các trường cao đẳng thuộc phạm vi quản lý xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí thực hiện công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhằm bảo đảm đáp ứng điều kiện cần để được đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao. Thực hiện tự đánh giá hiện trạng, mức độ đạt được so với quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn trường chất lượng cao để đăng ký được đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao.

b) Căn cứ đề xuất nhu cầu đánh giá, công nhận trường chất lượng cao của các bộ, ngành, địa phương hàng năm; căn cứ các quy định về tiêu chí và quy trình đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp xây dựng kế hoạch, tổ chức các đoàn đánh giá ngoài để đánh giá trường cao đẳng chất lượng cao, thẩm định báo cáo của các đoàn đánh giá ngoài, trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định công nhận các trường cao đẳng đáp ứng các tiêu chí trường cao đẳng chất lượng cao.

8. Hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp

a) Chủ động, tích cực triển khai hội nhập quốc tế về giáo dục nghề nghiệp theo các chương trình, đề án đã được Thủ tướng Chính phủ và các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Tăng cường trao đổi, phối hợp với các đối tác quốc tế xây dựng, nghiên cứu, chuyển giao các công cụ quản lý tiên tiến hiện đại, các mô hình đào tạo của các quốc gia có hệ thống giáo dục nghề nghiệp phát triển.

c) Xây dựng khuôn khổ pháp lý thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài cho giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh việc vận động các nguồn lực quốc tế để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

II. Kinh phí thực hiện

1. Ngân sách trung ương hỗ trợ theo cơ chế có mục tiêu từ các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công giai đoạn 2021-2025 và từ chương trình, dự án trọng điểm trong khả năng cân đối hàng năm.

2. Kinh phí chi thường xuyên, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nguồn thu sự nghiệp của các trường.

3. Kinh phí huy động, lồng ghép trong các chương trình, đề án, dự án trong và ngoài nước được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

C. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI

I. Về tiêu chí và quy trình đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao

Hiện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng, ban hành Thông tư số 35/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2021 quy định tiêu chí và quy trình đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao, cụ thể:

- Tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá: có 05 Tiêu chí với 25 Tiêu chuẩn.

- Điểm đánh giá cho mỗi tiêu chuẩn đạt yêu cầu là 4 điểm, tiêu chuẩn không đạt yêu cầu là 0 điểm. Tổng số điểm đánh giá của 5 tiêu chí tối đa là 100 điểm.

- Trường cao đẳng được công nhận là trường cao đẳng chất lượng cao khi đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

+ Tổng số điểm đánh giá của các tiêu chí trường cao đẳng chất lượng cao đạt từ 80 điểm trở lên. Điểm đánh giá của từng tiêu chí đạt ít nhất 60% điểm tối đa của tiêu chí đó.

II. Về danh sách các trường cao đẳng có năng lực đào tạo tốt, gần đáp ứng các tiêu chí của trường cao đẳng chất lượng cao

Đến nay, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã nhận được 156 trường có báo cáo tự đánh giá, trong đó:

- Về loại hình: Có 153 trường công lập; 03 trường tư thục

- Về ngành, nghề đào tạo gồm:

+ Du lịch, thương mại: 10 trường, chiếm 6,6%.

+ Nông nghiệp: 02 trường, chiếm 1,3%.

+ Dược: 01 trường, chiếm 0,7%.

+ Y tế: 15 trường, chiếm 9,8%.

+ Văn hóa nghệ thuật: 04 trường, chiếm 2,6%.

+ Kinh tế: 02 trường, chiếm 1,3%.

+ Đa ngành: 18 trường, chiếm 11,8%.

+ Kỹ thuật công nghệ: 101 trường, chiếm 66%.

Trên cơ sở tự đánh giá của các trường, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp sẽ xây dựng nguyên tắc, tiêu chí để lựa chọn khoảng 90 trường cao đẳng có năng lực đào tạo tốt, gần đáp ứng các tiêu chí của trường cao đẳng chất lượng cao để có kế hoạch, lộ trình hỗ trợ đầu tư, tăng cường năng lực đào tạo và được đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao theo mục tiêu của Đề án. Mạng lưới các trường cao đẳng chất lượng cao bảo đảm:

- Phù hợp với cơ cấu mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

- Phân bố hợp lý theo các vùng kinh tế - xã hội trên cả nước (trong đó ưu tiên tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm).

- Các ngành, nghề đào tạo trọng điểm có hàm lượng khoa học công nghệ cao, gắn với các xu hướng tăng trưởng xanh, phục vụ hiệu quả chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế và phát triển kinh tế số.

D. KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CHẤT LƯỢNG CAO

I. Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về đầu tư trường chất lượng cao

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nêu rõ định hướng phát triển đất nước ta 10 năm tới và các năm tiếp theo là: “Đến năm 2025, là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao." Đảng ta một lần nữa xác định phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá chiến lược.

Ngày 30/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2239/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó xác định mục tiêu đến năm 2025: Phấn đấu có khoảng 70 trường chất lượng cao, trong đó: 03 trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 06 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 và 03 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20; đến năm 2030: Phấn đấu có khoảng 90 trường chất lượng cao, trong đó: 06 trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 12 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 60 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 và 06 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20. Giáo dục nghề nghiệp được định hướng chuyển từ mô hình đào tạo theo số lượng, sang mô hình đào tạo chất lượng, phân tầng chất lượng (nhất là chất lượng cao và trình độ cao) với quy mô thích hợp theo các giai đoạn phát triển kinh tế. Trong đó, đầu tư phát triển các trường cao đẳng chất lượng cao để thực hiện chức năng trung tâm quốc gia, trung tâm vùng có tính chất hạt nhân, dẫn dắt, lan tỏa trong toàn hệ thống.

Trên cơ sở đó, dự thảo Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định quan điểm: Phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao; ngành, nghề trọng điểm; hình thành cơ sở giáo dục nghề nghiệp có tính chất hạt nhân, dẫn dắt, lan tỏa, thực hiện liên kết vùng hiệu quả; quan tâm phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở vùng khó khăn, đào tạo các nhóm ngành nghề và đối tượng đặc thù. Sắp xếp, tổ chức lại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, hiệu quả, có phân tầng chất lượng; thống nhất đầu mối quản lý một số trường chất lượng cao, trường thực hiện chức năng trung tâm vùng, trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao.

II. Sứ mệnh, nhiệm vụ của trung tâm quốc gia, trung tâm vùng về đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, trường chất lượng cao

1. Trường cao đẳng thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao

Là trường cao đẳng chất lượng cao, thông minh, hiện đại, “xanh”, nhằm mục tiêu tổ chức đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của một số ngành, lĩnh vực mũi nhọn; là nơi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, công nghệ đào tạo mới cho đội ngũ nhà giáo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tổ chức thí điểm, thử nghiệm đào tạo các chương trình đào tạo mới; kết nối, hợp tác với các tổ chức, cơ sở giáo dục quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, kiểm định và đánh giá kỹ năng nghề; tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; tổ chức các sự kiện các cấp độ liên quan đến lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

- Giai đoạn 2021-2025: Hình thành 03 trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao tại 03 vùng: Vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Vùng Đông Nam Bộ trên cơ sở điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của 03 trường cao đẳng có nhiều tiềm năng và lợi thế thuận lợi để phát triển theo tiêu chí.

- Giai đoạn 2026-2030: Phát triển thêm 03 trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, đưa tổng số lên 06 trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao.

2. Trường cao đẳng thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao

Là trường cao đẳng chất lượng cao có chức năng cung cấp dịch vụ đào tạo và thực hành các kỹ năng mới trong các chương trình giáo dục nghề nghiệp đồng thời là nơi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, công nghệ đào tạo mới cho đội ngũ nhà giáo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong vùng; được vận hành theo mô hình kinh tế chia sẻ thông qua việc tối ưu hạ tầng, cơ sở vật chất nhằm tạo điều kiện cho người học được thực hành nghề một cách tốt nhất đồng thời cung cấp cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cơ sở vật chất, thiết bị để tổ chức việc thực hành khi điều kiện thực hành tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không bảo đảm. Những cơ sở giáo dục nghề nghiệp này được hình thành từ việc sắp xếp lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hiện có tại các vùng kinh tế - xã hội.

- Giai đoạn 2021-2025: Hình thành 06 trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao tại các vùng kinh tế - xã hội.

- Giai đoạn 2026-2030: Phát triển thêm 06 trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao đưa tổng số lên 12 trung tâm vùng về đào tạo và thực hành chất lượng cao.

3. Trường cao đẳng chất lượng cao

Có nhiệm vụ đào tạo nhân lực trực tiếp có kỹ năng nghề cao nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

- Giai đoạn 2021-2025: Ưu tiên nguồn lực hỗ trợ đầu tư để đến năm 2025 đạt khoảng 70 trường chất lượng cao, trong đó: khoảng 03 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20 và 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4.

- Giai đoạn 2026-2030: Tập trung nguồn lực hỗ trợ đầu tư để đến năm 2030 đạt khoảng 90 trường chất lượng cao, trong đó: khoảng 06 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20 và 60 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4.

III. Định hướng đầu tư trường chất lượng cao giai đoạn 2021-2025 và đến năm 2030

Trong bối cảnh ngân sách đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp còn khó khăn thì với tinh thần “bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới” trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, cũng như chuẩn bị lực lượng lao động có kỹ năng nghề, không chỉ góp phần phục hồi thị trường lao động trước mắt mà còn đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước thì cần tăng cường thu hút nguồn lực cho hệ thống giáo dục nghề nghiệp và đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đầu tư các nội dung, hoạt động có tác động lan tỏa, dẫn dắt cho toàn hệ thống, cụ thể:

- Tăng cường và đa dạng nguồn lực đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp: (1) Tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục nghề nghiệp; (2) Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia giáo dục nghề nghiệp; (3) Tăng cường nguồn thu sự nghiệp từ nguồn lực sản xuất kinh doanh gắn với đào tạo; (3) Huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, nguồn tài chính công đoàn, nguồn tài chính của các tổ chức chính trị - xã hội, các quỹ hợp pháp khác để đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kỹ năng cho người lao động.

- Đổi mới phương thức đầu tư theo phân tầng chất lượng; Đầu tư thích đáng cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, đặc biệt các cơ sở thực hiện chức năng đào tạo và thực hành vùng, quốc gia; cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyên biệt; cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo; ngành, nghề trọng điểm, kỹ thuật cao; nghề “xanh”; ngành, nghề đào tạo mới, kỹ năng tương lai; ngành, nghề đào tạo đặc thù.

- Chuyển phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục nghề nghiệp theo đầu vào sang đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ theo số lượng và chất lượng kết quả đầu ra, không phân biệt loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở giá dịch vụ đào tạo của từng ngành, nghề theo các cấp độ và trình độ đào tạo.

- Thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp gồm: (1) Phát triển đồng bộ hạ tầng số bao gồm hạ tầng dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương, địa phương và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; (2) Xây dựng các nền tảng số có khả năng triển khai dùng chung và hỗ trợ dạy học trực tuyến các cấp độ; (3) Phát triển kho học liệu số ở tất cả các trình độ, ngành nghề đào tạo, dùng chung toàn ngành và liên kết với quốc tế.

1. Dự án trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao

Ngày 15/9/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1535/QĐ-TTg về việc giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025, trong đó đã phê duyệt nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư dự án “Trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao tại 03 miền Bắc, Trung, Nam”. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 905/QĐ-LĐTBXH ngày 30/7/2021 về việc giao Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư Dự án.

Hiện nay, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã triển khai nghiên cứu, xác định các mô hình, chính sách cho hoạt động của các Trung tâm Quốc gia. Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và trình thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án. Dự kiến khởi công trong năm 2023 và hoàn thành vào năm 2025.

2. Đề án trung tâm thực hành vùng về đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao

Hiện nay, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đang hoàn thiện dự thảo Đề án trung tâm thực hành vùng về đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Chương trình đầu tư công

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng Chương trình đầu tư công “Đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, thiết bị và điều kiện bảo đảm chất lượng cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 và G20” giai đoạn 2021-2025 với một số nội dung chính như sau:

- Mục tiêu đến 2025:

+ Hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào quá trình đào tạo; đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo để hình thành hệ thống trường Cao đẳng chất lượng cao (trong đó: 03 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20, 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4) đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực đào tạo một số ngành, nghề được các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN hoặc quốc tế công nhận, đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao cho hội nhập, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam.

+ Góp phần hình thành mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao để đào tạo cung cấp cho thị trường lao động khoảng 1 triệu lao động chất lượng cao/năm.

- Quy mô: Thực hiện đầu tư, hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào quá trình đào tạo; đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo để hình thành hệ thống trường Cao đẳng chất lượng cao để phấn đấu có 03 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20, 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4.

- Dự kiến tổng mức vốn thực hiện Chương trình là 8.600 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư phát triển thuộc kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang tích cực xây dựng, hoàn thiện Chương trình. Tuy nhiên, Chương trình chưa được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Do vậy, đề nghị các bộ, ngành, địa phương, trường cao đẳng trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng phát triển của ngành, lĩnh vực và địa phương triển khai:

- Xây dựng kế hoạch hoặc chương trình hành động cụ thể để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được phân công tại Đề án.

- Xây dựng dự án đầu tư trường cao đẳng chất lượng cao. Huy động các nguồn lực tài chính từ các chương trình, dự án trong và ngoài nước, nguồn thu sự nghiệp của các trường và các nguồn vốn hợp pháp khác để cùng với hỗ trợ của ngân sách trung ương đầu tư đồng bộ cho các trường được lựa chọn nhằm đạt tiêu chí của trường cao đẳng chất lượng cao; bảo đảm đủ vốn thực hiện dự án đã phê duyệt.

- Trong thực hiện các Chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu từ NSTW giai đoạn 2021-2025 trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đề nghị ưu tiên bố trí kinh phí để đầu tư, tăng cường năng lực đào tạo và các điều kiện bảo đảm chất lượng nhằm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đáp ứng các tiêu chí của trường chất lượng cao để được đánh giá, công nhận là trường cao đẳng chất lượng cao.

 

 

 Các Tiểu dự án, Nội dung thành phần trong 03 CTMTQG giai đoạn 2021-2025; (2) Nội dung giáo dục nghề nghiệp trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

 

· Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội cho mục đích học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
· Một số kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội năm 2023
· Hội thảo nghiệm thu chương trình môn học Khoa Quản trị Lữ hành - Hướng dẫn
· Phát triển nguồn nhân lực ẩm thực của Hà Nội gắn với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay
· Nghiên cứu khám phá về cà phê từ nơi trồng đến đồ uống “hoàn hảo"
· Thúc đẩy hợp tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nghề hướng dẫn du lịch
· Xây dựng văn hóa học đường trong thực hiện chiến lược phát triển Nhà trường đến năm 2026, tầm nhìn 2030
· Định hướng trong xây dựng và khai thác mạng lưới cựu học sinh, sinh viên tại Khoa Quản trị Lữ hành, Hướng dẫn
· Nhận diện nhân tố định hình thương hiệu điểm đến du lịch Việt Nam vươn tầm khu vực và quốc tế
· Xây dựng phương án tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập
  xem tiếp...  
 
Trở lại
Tiếp tục

Giới thiệu

  • Giới thiệu chung
  • Quyết định thành lập
  • Quy chế tổ chức
  • Cơ cấu tổ chức
Xem tất cả

Đào tạo

  • Giới thiệu các hệ đào tạo
  • Quy chế đào tạo
  • Chương trình đào tạo
  • Lịch giảng dạy

Tuyển sinh

  • Thông tin tuyển sinh
  • Cao đẳng chính quy
  • Trung cấp chuyên nghiệp
  • Cao đẳng nghề chính quy
Xem tất cả

học sinh - sinh viên

  • Thông tin
  • Hoạt động
  • Việc làm sau tốt nghiệp
  • Việc làm thời vụ

quản lý nội bộ

  • Lịch công tác tuần
  • Văn phòng trực tuyến
  • Quản lý cán bộ công chức
  • Hòm thư
Xem tất cả

Trường cao đẳng du lịch hà nội

Địa chỉ : 236 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Số điện thoại: 0243 7562339; 0243 7560745; 0243 7540287

Copyright © 2014 Website Trường Cao Đẳng Du Lịch Hà Nội. All Rights Reserved.